Thơ là tiếng lòng thổn thức
- Thứ ba - 01/03/2022 02:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 6/3 tới đây, nhà thơ Vương Thiên Nga sẽ có buổi ra mắt tạp thơ thứ tư của mình với nhan đề 'Tịnh trong vạt nắng'. Sài Gòn Giải Trí xin trích đăng bài viết của tác giả Bạch Nhật Phượng khi đọc và cảm nhận tập thơ này...
Ta thường thấy đa phần các nhà thơ thuộc giới mày râu khi làm thơ thì muốn góp mọi sự đời vào thơ, họ mượn thơ để bày tỏ thái độ về những vấn đề của xã hội, của thời cuộc. Các cây bút nữ thì khác, dường như họ làm thơ để trang trải những nỗi niềm riêng tư, để trút bỏ tâm trạng đớn đau, mất mát; chính vì thế mà thơ của họ thường man mác buồn - điều này tạo ra nét đặc trưng chung - có thể xem đó là nữ tính trong thơ của các nữ tác giả. Thơ Vương Thiên Nga mang đậm nét đặc trưng nữ tính này.
Tập thơ Tịnh trong vạt nắng gồm 48 bài thơ dài và 1 chùm 20 bài tứ tuyệt; khoảng 80% trong tất cả là thơ tình, mang tính tự sự - mỗi trang thơ là một lời tâm tình thủ thỉ của tác giả.
Hãy nghe xem, đây là tiếng lòng cô đang thổn thức:
Em ôm một nỗi buồn
Đem thả xuống dòng sông
Nỗi buồn không nói được
Chảy vào lòng mênh mông.
(Thả nỗi buồn, tr.15)
Có một dĩ vãng nào đó cứ hiện về quẩn quanh làm cô thao thức:
Đêm nay dỗ giấc chưa tròn
Bâng khuâng kỷ niệm chỉ còn trăng xưa...
(Kỷ niệm, tr.16)
Ta ru cây cỏ ngủ say
Còn ta ngồi đếm tháng ngày mong manh.
(Ru, tr 17 )
Hai cặp lục bát trên giản dị thôi, không long lanh về câu chữ, nhưng lại vừa có sức gợi cảm và vừa có sức gợi hình. Người đọc có thể dễ dàng hình dung ra một thiếu phụ trẻ đang ngồi một mình trên thảm cỏ xanh và thì thầm cùng trăng khuya - thật đơn độc mà cũng thật nên thơ!
Duyên cớ nào dẫn đến nỗi buồn thiếu phụ? đọc cặp lục bát tiếp theo sẽ rõ:
Lom khom vá lại đôi bờ
Ai đi đâu để tôi chờ triều lên
(Vá lại đôi bờ, tr 9)
Vậy là đã có một cuộc chia ly, một sự đổ vỡ và có lẽ còn có cả một sự bội bạc:
Nắng hỏi thăm bao con sóng đổi thay
Sóng có phải từ lòng sâu mới đến
Mà vội vàng vỗ vào nhau buốt lạnh
Cũng như anh chạm ngõ lại quay đầu
(Tình yêu chỉ có trong huyền thoại, tr 50)
Thiếu phụ buồn, đau, giận, lầm lũi bước đi rồi buông lời oán trách. Nhưng không chanh chua, cũng không gay gắt mà chỉ là một sự trách móc dịu dàng, thơm thảo, khiến người đọc thương cảm:
Em thẫn thờ đi theo dài con phố
Đường Pásteur xuôi chiều bóng đổ
Chẳng nói chia tay mà xa biệt người ơi!
(Sài Gòn nguội nắng, tr 57)
4 tập thơ của Vương Thiên Nga
Mặc dù hờn giận hiền lành thế và còn nhiều vấn vương thế, nhưng trong khổ thơ 5 chữ ở bài Thương dưới đây thiếu phụ đã tỏ ra cứng rắn hơn, kiên quyết hơn và dường như biết tự thương mình hơn.
Xin đừng nói dối tôi
Tôi chỉ là hạt bụi
Rơi xuống đời đau thương
Khóc trong chiều lầm lũi
(Thương, tr 55)
Nhờ cứng rắn và thức tỉnh mà thiếu phụ có được sự sáng suốt cần thiết, đủ để cô chọn cho mình một thái độ ứng xử hợp lý trước cuộc tình vốn không đáng níu kéo này:
Cái anh cần không phải là tôi
Đừng đêm đêm thì thầm
Đừng thôi miên rượu đắng
Mọi thứ đang rơi vào khoảng lặng...
Và :
...Đừng gọi điện tìm em
Dưới phố khuya không còn bóng em ngồi.
(Không còn bóng em ngồi, tr 68)
Tôi đồng tình với sự kiên quyết này của cô và thực lòng rất mừng cho cuộc tự giải thoát của cô – có thể xem như đây là một phác đồ điều trị hiệu quả cho căn bệnh thất tình của thiếu phụ.
Rõ ràng, thoát khỏi những ám ảnh từ cuộc tình bất thành, thiếu phụ mở rộng tầm nhìn hơn, tư duy thông minh hơn, từ đó cô đã đúc kết nên một chùm triết lý khá thú vị về con người và lẽ đời:
Bước chân ra cõi bao la
Từ đâu ta biết chính ta vô thường...
Và :
Từ đâu ta chợt mới hay
Có trăng dưới nước, có ngày trong đêm
(Từ đâu, tr 23)
Triết lý của cô không sắc bén mà nhỏ nhẹ, cách biểu đạt của cô lại cũng rất ngọt ngào dễ thương. Thay vì nói Trong phúc có họa, trong thất bại có thành công như thông thường thì cô lại dùng hình ảnh Có trăng dưới nước, có ngày trong đêm. Trăng dưới nước thì ta thấy nhiều rồi, nhưng ngày trong đêm là một ẩn dụ mà có lẽ chỉ mình cô hiểu - tôi không hiểu, nhưng tôi thấy thích thú với câu lục bát này.
Ở bài tứ tuyệt sau tác giả lại đưa ra một triết lý khác nữa, có lẽ cô đang bàn về một mối quan hệ xã hội khác, một phạm trù nào khác nữa – không phải chỉ riêng trong tình yêu đôi lứa:
Sừng trâu đấu với cột nhà
Bên cong bên thẳng ngẫm đà thất kinh
Sừng trâu húc với cột đình
Sừng cong cột thẳng rung rinh đất trời
(Cong và Thẳng, tr 12)
Chọn hai vật thể sừng trâu và cây cột làm biểu tượng cho một cuộc đấu tranh giữa người với người là giải pháp khá độc đáo và ngộ nghĩnh - mà cũng hợp logic đấy chứ!
Trút bỏ mọi nỗi niềm xưa cũ, thiếu phụ đã buông rơi những gì u tối để bước vào một khung cửa mới, trong trẻo, nhiều hứa hẹn:
Chiều buông tia nắng vàng
Lòng trong như con suối
Tiếng róc rách nhẹ vang
Sao tim mình bối rối
Người cõng em qua suối
Nghĩ gì mỗi bước chân...
...Hương gió mới đêm xuân
Thổi bùng lên hạnh phúc.
(Gió xuân, tr 5)
Tác giả để bài thơ này lên trang đầu của tập thơ, phải chăng để nói với bạn đọc rằng ngày cũ đã qua rồi, Vương Thiên Nga đang vui bên “Người cõng em qua suối”.
Bài thơ 5 chữ với nhịp điệu nhảy nhót, náo nức - đây mới là Vương Thiên Nga ở ngoài đời mà tôi vẫn gặp - một cô gái hay cười, phi hon đa như gió cuốn, hoạt bát và sôi động.Trong công việc cô là người hành động có hiệu quả và có trách nhiệm. Chúc cô cứ giữ mãi phong cách sống như thế trong hiện tại và cả trong mai sau.
Tập thơ này được tác giả thể hiện theo phong cách truyền thống,Vương Thiên Nga không tìm đến những cách tân hậu hiện đại, cũng không cầu kỳ về ngôn từ; lời thơ bình dị, chân chất như những lời tâm tình cùng bè bạn; nhưng cũng không quá đơn sơ. Ở một số bài, nhất là các bài thơ buồn, cô đã dựng nên những hình ảnh khá sinh động và mang tính ẩn dụ cao. Ví dụ:
Tuổi hao gầy cô đơn tìm chiếc bóng
Bóng tan theo còn trống một chỗ nằm.
(Thu lạnh, tr 35)
Hoặc:
Mùa xuân tràn lên má
Tưổi đời còn ngổn ngang
(Xin đừng quên em, tr 51)
Có một chi tiết, rất nhỏ thôi, mà tôi thấy không nên bỏ qua, đó là hình ảnh trên bìa sách - Một con thiên nga bơi lội giữa hồ nước, đang tỉa lông & soi bóng; phải chăng tác giả mượn hình ảnh này để “Thay lời muốn nói” - Rằng: Vương Thiên Nga đang một mình bươn trải giữa biển đời mênh mang, nhưng luôn biết tự soi mình và tự tô điểm chocuộc sống của mình.
Các bạn đang cầm trên tay cuốn sách nho nhỏ có hình con thiên nga trắng muốt,mời các bạn hãy lật giở từng trang, chầm chậm thôi, để chia sẻ tâm tình cùng tác giả nhé!
Với tuổi đời còn rất trẻ và với sự năng động vốn có, chắc chắn rằng Vương Thiên Nga sẽ còn trình làng nhiều trang thơ tươi mới hơn, sâu sắc hơn, mạnh mẽ và tràn trề hơn. Chúc em gái luôn hạnh phúc và thành công.
BẠCH NHẬT PHƯỢNG
Tập thơ Tịnh trong vạt nắng gồm 48 bài thơ dài và 1 chùm 20 bài tứ tuyệt; khoảng 80% trong tất cả là thơ tình, mang tính tự sự - mỗi trang thơ là một lời tâm tình thủ thỉ của tác giả.
Hãy nghe xem, đây là tiếng lòng cô đang thổn thức:
Em ôm một nỗi buồn
Đem thả xuống dòng sông
Nỗi buồn không nói được
Chảy vào lòng mênh mông.
(Thả nỗi buồn, tr.15)
Có một dĩ vãng nào đó cứ hiện về quẩn quanh làm cô thao thức:
Đêm nay dỗ giấc chưa tròn
Bâng khuâng kỷ niệm chỉ còn trăng xưa...
(Kỷ niệm, tr.16)
Ta ru cây cỏ ngủ say
Còn ta ngồi đếm tháng ngày mong manh.
(Ru, tr 17 )
Hai cặp lục bát trên giản dị thôi, không long lanh về câu chữ, nhưng lại vừa có sức gợi cảm và vừa có sức gợi hình. Người đọc có thể dễ dàng hình dung ra một thiếu phụ trẻ đang ngồi một mình trên thảm cỏ xanh và thì thầm cùng trăng khuya - thật đơn độc mà cũng thật nên thơ!
Duyên cớ nào dẫn đến nỗi buồn thiếu phụ? đọc cặp lục bát tiếp theo sẽ rõ:
Lom khom vá lại đôi bờ
Ai đi đâu để tôi chờ triều lên
(Vá lại đôi bờ, tr 9)
Vậy là đã có một cuộc chia ly, một sự đổ vỡ và có lẽ còn có cả một sự bội bạc:
Nắng hỏi thăm bao con sóng đổi thay
Sóng có phải từ lòng sâu mới đến
Mà vội vàng vỗ vào nhau buốt lạnh
Cũng như anh chạm ngõ lại quay đầu
(Tình yêu chỉ có trong huyền thoại, tr 50)
Thiếu phụ buồn, đau, giận, lầm lũi bước đi rồi buông lời oán trách. Nhưng không chanh chua, cũng không gay gắt mà chỉ là một sự trách móc dịu dàng, thơm thảo, khiến người đọc thương cảm:
Em thẫn thờ đi theo dài con phố
Đường Pásteur xuôi chiều bóng đổ
Chẳng nói chia tay mà xa biệt người ơi!
(Sài Gòn nguội nắng, tr 57)
4 tập thơ của Vương Thiên Nga
Mặc dù hờn giận hiền lành thế và còn nhiều vấn vương thế, nhưng trong khổ thơ 5 chữ ở bài Thương dưới đây thiếu phụ đã tỏ ra cứng rắn hơn, kiên quyết hơn và dường như biết tự thương mình hơn.
Xin đừng nói dối tôi
Tôi chỉ là hạt bụi
Rơi xuống đời đau thương
Khóc trong chiều lầm lũi
(Thương, tr 55)
Nhờ cứng rắn và thức tỉnh mà thiếu phụ có được sự sáng suốt cần thiết, đủ để cô chọn cho mình một thái độ ứng xử hợp lý trước cuộc tình vốn không đáng níu kéo này:
Cái anh cần không phải là tôi
Đừng đêm đêm thì thầm
Đừng thôi miên rượu đắng
Mọi thứ đang rơi vào khoảng lặng...
Và :
...Đừng gọi điện tìm em
Dưới phố khuya không còn bóng em ngồi.
(Không còn bóng em ngồi, tr 68)
Tôi đồng tình với sự kiên quyết này của cô và thực lòng rất mừng cho cuộc tự giải thoát của cô – có thể xem như đây là một phác đồ điều trị hiệu quả cho căn bệnh thất tình của thiếu phụ.
Rõ ràng, thoát khỏi những ám ảnh từ cuộc tình bất thành, thiếu phụ mở rộng tầm nhìn hơn, tư duy thông minh hơn, từ đó cô đã đúc kết nên một chùm triết lý khá thú vị về con người và lẽ đời:
Bước chân ra cõi bao la
Từ đâu ta biết chính ta vô thường...
Và :
Từ đâu ta chợt mới hay
Có trăng dưới nước, có ngày trong đêm
(Từ đâu, tr 23)
Triết lý của cô không sắc bén mà nhỏ nhẹ, cách biểu đạt của cô lại cũng rất ngọt ngào dễ thương. Thay vì nói Trong phúc có họa, trong thất bại có thành công như thông thường thì cô lại dùng hình ảnh Có trăng dưới nước, có ngày trong đêm. Trăng dưới nước thì ta thấy nhiều rồi, nhưng ngày trong đêm là một ẩn dụ mà có lẽ chỉ mình cô hiểu - tôi không hiểu, nhưng tôi thấy thích thú với câu lục bát này.
Ở bài tứ tuyệt sau tác giả lại đưa ra một triết lý khác nữa, có lẽ cô đang bàn về một mối quan hệ xã hội khác, một phạm trù nào khác nữa – không phải chỉ riêng trong tình yêu đôi lứa:
Sừng trâu đấu với cột nhà
Bên cong bên thẳng ngẫm đà thất kinh
Sừng trâu húc với cột đình
Sừng cong cột thẳng rung rinh đất trời
(Cong và Thẳng, tr 12)
Chọn hai vật thể sừng trâu và cây cột làm biểu tượng cho một cuộc đấu tranh giữa người với người là giải pháp khá độc đáo và ngộ nghĩnh - mà cũng hợp logic đấy chứ!
Trút bỏ mọi nỗi niềm xưa cũ, thiếu phụ đã buông rơi những gì u tối để bước vào một khung cửa mới, trong trẻo, nhiều hứa hẹn:
Chiều buông tia nắng vàng
Lòng trong như con suối
Tiếng róc rách nhẹ vang
Sao tim mình bối rối
Người cõng em qua suối
Nghĩ gì mỗi bước chân...
...Hương gió mới đêm xuân
Thổi bùng lên hạnh phúc.
(Gió xuân, tr 5)
Tác giả để bài thơ này lên trang đầu của tập thơ, phải chăng để nói với bạn đọc rằng ngày cũ đã qua rồi, Vương Thiên Nga đang vui bên “Người cõng em qua suối”.
Bài thơ 5 chữ với nhịp điệu nhảy nhót, náo nức - đây mới là Vương Thiên Nga ở ngoài đời mà tôi vẫn gặp - một cô gái hay cười, phi hon đa như gió cuốn, hoạt bát và sôi động.Trong công việc cô là người hành động có hiệu quả và có trách nhiệm. Chúc cô cứ giữ mãi phong cách sống như thế trong hiện tại và cả trong mai sau.
Tập thơ này được tác giả thể hiện theo phong cách truyền thống,Vương Thiên Nga không tìm đến những cách tân hậu hiện đại, cũng không cầu kỳ về ngôn từ; lời thơ bình dị, chân chất như những lời tâm tình cùng bè bạn; nhưng cũng không quá đơn sơ. Ở một số bài, nhất là các bài thơ buồn, cô đã dựng nên những hình ảnh khá sinh động và mang tính ẩn dụ cao. Ví dụ:
Tuổi hao gầy cô đơn tìm chiếc bóng
Bóng tan theo còn trống một chỗ nằm.
(Thu lạnh, tr 35)
Hoặc:
Mùa xuân tràn lên má
Tưổi đời còn ngổn ngang
(Xin đừng quên em, tr 51)
Có một chi tiết, rất nhỏ thôi, mà tôi thấy không nên bỏ qua, đó là hình ảnh trên bìa sách - Một con thiên nga bơi lội giữa hồ nước, đang tỉa lông & soi bóng; phải chăng tác giả mượn hình ảnh này để “Thay lời muốn nói” - Rằng: Vương Thiên Nga đang một mình bươn trải giữa biển đời mênh mang, nhưng luôn biết tự soi mình và tự tô điểm chocuộc sống của mình.
Các bạn đang cầm trên tay cuốn sách nho nhỏ có hình con thiên nga trắng muốt,mời các bạn hãy lật giở từng trang, chầm chậm thôi, để chia sẻ tâm tình cùng tác giả nhé!
Với tuổi đời còn rất trẻ và với sự năng động vốn có, chắc chắn rằng Vương Thiên Nga sẽ còn trình làng nhiều trang thơ tươi mới hơn, sâu sắc hơn, mạnh mẽ và tràn trề hơn. Chúc em gái luôn hạnh phúc và thành công.
BẠCH NHẬT PHƯỢNG