Bí quyết ứng xử khi đưa ra câu trả lời phỏng vấn chưa chính xác
- Thứ bảy - 24/08/2024 08:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sự nhầm lẫn hoặc thiếu sót khi trả lời phỏng vấn là điều có thể xảy ra với bất kỳ ứng viên nào. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cách bạn xử lý sau câu trả lời chưa chính xác đó. Một số chia sẻ từ CareerLink dưới đây sẽ giúp bạn tiếp tục gây ấn tượng và được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng, hãy cùng tham khảo nhé.
Giữ tinh thần tích cực
Thông thường, sau một câu trả lời sai bạn sẽ mất tinh thần, thậm chí không còn muốn tiếp tục buổi phỏng vấn dù là tìm việc làm freelancer hay việc văn phòng. Điều này dẫn tới những câu trả lời và màn thể hiện tiếp theo của bạn gây thất vọng. Do đó, điều đầu tiên ngay sau khi đưa câu trả lời sai là bạn cần giữ vững tâm lý, hít thở sâu để bình tĩnh. Bạn không nên bi quan, chán nản và tuyệt đối không nên bỏ buổi phỏng vấn giữa chừng. Tốt nhất hãy khéo léo dấu cảm xúc tiêu cực, “cất đi” tiếng thở dài hoặc những biểu cảm thất vọng, chán nản khác. Đồng thời, tìm lại sự lạc quan, bởi tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn xử lý sai lầm hiệu quả và duy trì sự tự tin trong thời gian còn lại của buổi phỏng vấn. Tiếp đó, hãy thả lỏng và tập trung tâm trí để tìm cách xử lý vấn đề.
Thừa nhận sai sót và xin lỗi chân thành
Bạn không nên bỏ qua, hay cố gắng che đậy và “phớt lờ” câu trả lời sai của bản thân. Tốt nhất khi nhận ra hoặc được nhà tuyển dụng chỉ ra sai sót, bạn nên thừa nhận sai lầm của mình ngay lập tức. Điều này thể hiện sự trung thực và có trách nhiệm của bạn.
Sau đó bạn nên đưa lời xin lỗi chân thành với nhà tuyển dụng. Lời xin lỗi này không chỉ giúp làm dịu không khí buổi phỏng vấn mà còn khiến bạn nhận được thiện cảm của nhà tuyển dụng. Bởi sự chân thành luôn là sợi dây kết nối và giúp xây dựng mối quan hệ tốt nhất.
Xem sai lầm là một cơ hội để học hỏi
Bạn hoàn toàn có thể biến sai lầm thành cơ hội ghi điểm và thể hiện phẩm chất tích cực của bản thân. Sau câu trả lời sai, bạn hãy nghĩ đây là cơ hội để học hỏi, lắng nghe chia sẻ từ nhà tuyển dụng.
Hãy bày tỏ một cách chân thành mong muốn được nhà tuyển dụng đào tạo. Chắc chắn họ sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ thậm chí cả những lời khuyên giá trị.
Trong khi nhà tuyển dụng chia sẻ, hãy tập trung tuyệt đối. Sau đó, bạn bày tỏ sự cảm ơn và đánh giá thông tin hữu ích phía nhà tuyển dụng cung cấp giúp bạn hoàn thiện hơn trong tương lai. Bạn cũng nên bày tỏ tinh thần sẽ tìm hiểu thêm thông tin ngay sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, qua đó thể hiện mình là ứng viên sẵn sàng được đào tạo, được học hỏi để phát triển bản thân.
Thông thường, sau một câu trả lời sai bạn sẽ mất tinh thần, thậm chí không còn muốn tiếp tục buổi phỏng vấn dù là tìm việc làm freelancer hay việc văn phòng. Điều này dẫn tới những câu trả lời và màn thể hiện tiếp theo của bạn gây thất vọng. Do đó, điều đầu tiên ngay sau khi đưa câu trả lời sai là bạn cần giữ vững tâm lý, hít thở sâu để bình tĩnh. Bạn không nên bi quan, chán nản và tuyệt đối không nên bỏ buổi phỏng vấn giữa chừng. Tốt nhất hãy khéo léo dấu cảm xúc tiêu cực, “cất đi” tiếng thở dài hoặc những biểu cảm thất vọng, chán nản khác. Đồng thời, tìm lại sự lạc quan, bởi tinh thần lạc quan sẽ giúp bạn xử lý sai lầm hiệu quả và duy trì sự tự tin trong thời gian còn lại của buổi phỏng vấn. Tiếp đó, hãy thả lỏng và tập trung tâm trí để tìm cách xử lý vấn đề.
Thừa nhận sai sót và xin lỗi chân thành
Bạn không nên bỏ qua, hay cố gắng che đậy và “phớt lờ” câu trả lời sai của bản thân. Tốt nhất khi nhận ra hoặc được nhà tuyển dụng chỉ ra sai sót, bạn nên thừa nhận sai lầm của mình ngay lập tức. Điều này thể hiện sự trung thực và có trách nhiệm của bạn.
Sau đó bạn nên đưa lời xin lỗi chân thành với nhà tuyển dụng. Lời xin lỗi này không chỉ giúp làm dịu không khí buổi phỏng vấn mà còn khiến bạn nhận được thiện cảm của nhà tuyển dụng. Bởi sự chân thành luôn là sợi dây kết nối và giúp xây dựng mối quan hệ tốt nhất.
Xem sai lầm là một cơ hội để học hỏi
Bạn hoàn toàn có thể biến sai lầm thành cơ hội ghi điểm và thể hiện phẩm chất tích cực của bản thân. Sau câu trả lời sai, bạn hãy nghĩ đây là cơ hội để học hỏi, lắng nghe chia sẻ từ nhà tuyển dụng.
Hãy bày tỏ một cách chân thành mong muốn được nhà tuyển dụng đào tạo. Chắc chắn họ sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ thậm chí cả những lời khuyên giá trị.
Trong khi nhà tuyển dụng chia sẻ, hãy tập trung tuyệt đối. Sau đó, bạn bày tỏ sự cảm ơn và đánh giá thông tin hữu ích phía nhà tuyển dụng cung cấp giúp bạn hoàn thiện hơn trong tương lai. Bạn cũng nên bày tỏ tinh thần sẽ tìm hiểu thêm thông tin ngay sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, qua đó thể hiện mình là ứng viên sẵn sàng được đào tạo, được học hỏi để phát triển bản thân.