5 vấn đề trong CV xin việc khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ bạn
- Thứ hai - 06/05/2024 08:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tạo dựng niềm tin và uy tín với nhà tuyển dụng thông qua CV xin việc có vai trò quan trọng trong việc xác định liệu bạn có được mời phỏng vấn hay không. Một vài lỗi nhỏ cũng đủ để gây nghi ngờ và khiến CV của bạn bị nhà tuyển dụng bỏ qua. Vì vậy, việc tránh mắc phải sai sót trong CV là cực kỳ cần thiết.
Dưới đây là 5 vấn đề bạn không nên phạm phải khi viết CV xin việc online, hãy cùng tham khảo nhé.
Thay đổi nhiều việc trong thời gian ngắn
Bạn cho rằng việc có lịch sử làm việc phong phú với nhiều vị trí khác nhau chứng tỏ bản thân là ứng viên đa tài, năng động do đó, bạn liệt kê đủ các công việc vào trong CV, kể cả những việc chỉ kéo dài 2-3 tháng. Nhưng thực tế điều này không giúp bạn được đánh giá cao. Thậm chí dưới góc nhìn nhà tuyển dụng, bạn là ứng viên thường xuyên “nhảy việc” và thiếu kiên nhẫn.Họ nghĩ bạn là người dễ chán việc, không biết bản thân có năng lực gì, phù hợp với việc nào. Hoặc bạn không đủ năng lực, không thể thích nghi nên bị cho nghỉ việc sau một thời gian ngắn.
Tốt nhất bạn không nên liệt kê tất cả công việc, đặc biệt những việc chỉ làm thời gian ngắn. Bạn càng không nên đưa những việc không nổi bật, không chứng minh được năng lực, không phù hợp với vị trí ứng tuyển vào trong CV.
Để trống một thời gian dài không có việc
Một sai lầm mà bạn nên tránh là đừng để “lỗ hổng” lịch sử làm việc trong CV. Dẫu biết thất nghiệp là không thể tránh khỏi với mỗi ứng viên nhưng nếu nó diễn ra trong thời gian dài thì bạn cần cân nhắc. Nhà tuyển dụng sẽ thắc mắc tại sao bạn không tìm được việc, tại sao các công ty không tuyển dụng bạn. Từ đó họ nghi ngờ năng lực, động lực, trách nhiệm với công việc, mục tiêu nghề nghiệp của bạn...
Nếu thật sự có thời gian dài thất nghiệp thì bạn cần bù đắp vào khoảng trống đó bằng những việc giá trị khác như: công tác tình nguyện, tham gia khóa học ngắn liên quan đến công việc… Qua đó khẳng định bạn đã tích lũy được kinh nghiệm quý, sẵn sàng đóng góp vào công việc mới.
Không ghi tên người tham chiếu trong CV
Người tham chiếu là một phần thông tin cần thiết trong CV xin việc. Thông qua người tham chiếu, nhà tuyển dụng kiểm tra được sự chính xác của thông tin CV, từ đó có căn cứ đánh giá năng lực, phẩm chất ứng viên.
Nếu bạn để trống mục này, nhà tuyển dụng sẽ coi là sự “cố tình” và đặt câu hỏi. Họ thắc mắc vì sao bạn không cung cấp thông tin người tham chiếu: Bạn không trung thực? Bạn đang che giấu điều gì quan trọng? Mối quan hệ của bạn với công ty cũ không tốt?... Họ sẽ nghi ngờ về độ tin cậy, tính minh bạch và trung thực về thông tin bạn cung cấp. Họ đánh giá bạn thiếu chân thành và nghiêm túc trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Do đó, bạn nên đưa thông tin nhà tham chiếu vào trong CV. Không nhất thiết mỗi công việc cần một người tham chiếu. Nhưng khi chọn ai thì bạn cần xin phép, thông báo và cung cấp một số thông tin cho người tham chiếu nắm được. Điều này cũng giúp quá trình xác thực thông tin của bạn diễn ra thuận lợi.
Không đề cập đến thành tích
Thành tích trong quá khứ là minh chứng rõ ràng, thuyết phục nhất cho năng lực của bạn. Bạn cần khéo léo lồng ghép những thành công này vào CV để khẳng định năng lực và sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Nếu để trống nội dung này bạn không thể chứng minh được khả năng làm việc của bản thân. Nhà tuyển dụng thì nghi ngờ giá trị và khả năng đóng góp của bạn cho doanh nghiệp.
Do đó, trong CV bạn nên đưa nội dung này càng cụ thể, rõ ràng càng hiệu quả. Nếu không có thành tích nổi bật thì ít nhất bạn phải đưa ra được kinh nghiệm liên quan, thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa kinh nghiệm và kỹ năng với yêu cầu công việc.
Công khai nguyên nhân nghỉ việc
Nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm tới lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Họ tò mò bởi giữa việc có kế hoạch nghỉ việc với việc bạn bị sa thải là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên bạn không nên để lộ thông tin này trong CV.
Bởi dù là bạn chủ động nghỉ việc thì chưa hẳn nhà tuyển dụng đã tin. Thậm chí họ có suy đoán tiêu cực như: do bạn không xác định rõ mục tiêu, không thích nghi được với môi trường, thiếu sự ổn định...
Nếu bạn bị sa thải thì càng không nên ghi vào CV. Nó dễ khiến CV của bạn bị loại ngay lập tức. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao sự trung thực của bạn. Thay vào đó họ nghĩ: bạn thiếu năng lực, không đáp ứng được công việc, mâu thuẫn với sếp, thậm chí là gây thất thoát cho doanh nghiệp hoặc vấn đề liên quan đến đạo đức, uy tín…Do đó, để giảm ảnh hưởng tiêu cực từ công việc quá khứ thì tốt nhất bạn không nên ghi lý do nghỉ việc trong CV.
Trên đây là 5 vấn đề bạn không nên mắc sai lầm trong CV xin việc. Chúng dễ điều hướng nhà tuyển dụng tới đánh giá, suy luận tiêu cực về bạn, trong khi bạn chưa có cơ hội giải thích. Hãy tránh xa sai lầm trên để tạo niềm tin và thu hút nhà tuyển dụng bằng bản CV chuyên nghiệp và chất lượng!
NGUYỄN LÝ
Thay đổi nhiều việc trong thời gian ngắn
Bạn cho rằng việc có lịch sử làm việc phong phú với nhiều vị trí khác nhau chứng tỏ bản thân là ứng viên đa tài, năng động do đó, bạn liệt kê đủ các công việc vào trong CV, kể cả những việc chỉ kéo dài 2-3 tháng. Nhưng thực tế điều này không giúp bạn được đánh giá cao. Thậm chí dưới góc nhìn nhà tuyển dụng, bạn là ứng viên thường xuyên “nhảy việc” và thiếu kiên nhẫn.Họ nghĩ bạn là người dễ chán việc, không biết bản thân có năng lực gì, phù hợp với việc nào. Hoặc bạn không đủ năng lực, không thể thích nghi nên bị cho nghỉ việc sau một thời gian ngắn.
Tốt nhất bạn không nên liệt kê tất cả công việc, đặc biệt những việc chỉ làm thời gian ngắn. Bạn càng không nên đưa những việc không nổi bật, không chứng minh được năng lực, không phù hợp với vị trí ứng tuyển vào trong CV.
Để trống một thời gian dài không có việc
Một sai lầm mà bạn nên tránh là đừng để “lỗ hổng” lịch sử làm việc trong CV. Dẫu biết thất nghiệp là không thể tránh khỏi với mỗi ứng viên nhưng nếu nó diễn ra trong thời gian dài thì bạn cần cân nhắc. Nhà tuyển dụng sẽ thắc mắc tại sao bạn không tìm được việc, tại sao các công ty không tuyển dụng bạn. Từ đó họ nghi ngờ năng lực, động lực, trách nhiệm với công việc, mục tiêu nghề nghiệp của bạn...
Nếu thật sự có thời gian dài thất nghiệp thì bạn cần bù đắp vào khoảng trống đó bằng những việc giá trị khác như: công tác tình nguyện, tham gia khóa học ngắn liên quan đến công việc… Qua đó khẳng định bạn đã tích lũy được kinh nghiệm quý, sẵn sàng đóng góp vào công việc mới.
Không ghi tên người tham chiếu trong CV
Người tham chiếu là một phần thông tin cần thiết trong CV xin việc. Thông qua người tham chiếu, nhà tuyển dụng kiểm tra được sự chính xác của thông tin CV, từ đó có căn cứ đánh giá năng lực, phẩm chất ứng viên.
Nếu bạn để trống mục này, nhà tuyển dụng sẽ coi là sự “cố tình” và đặt câu hỏi. Họ thắc mắc vì sao bạn không cung cấp thông tin người tham chiếu: Bạn không trung thực? Bạn đang che giấu điều gì quan trọng? Mối quan hệ của bạn với công ty cũ không tốt?... Họ sẽ nghi ngờ về độ tin cậy, tính minh bạch và trung thực về thông tin bạn cung cấp. Họ đánh giá bạn thiếu chân thành và nghiêm túc trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Do đó, bạn nên đưa thông tin nhà tham chiếu vào trong CV. Không nhất thiết mỗi công việc cần một người tham chiếu. Nhưng khi chọn ai thì bạn cần xin phép, thông báo và cung cấp một số thông tin cho người tham chiếu nắm được. Điều này cũng giúp quá trình xác thực thông tin của bạn diễn ra thuận lợi.
Không đề cập đến thành tích
Thành tích trong quá khứ là minh chứng rõ ràng, thuyết phục nhất cho năng lực của bạn. Bạn cần khéo léo lồng ghép những thành công này vào CV để khẳng định năng lực và sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Nếu để trống nội dung này bạn không thể chứng minh được khả năng làm việc của bản thân. Nhà tuyển dụng thì nghi ngờ giá trị và khả năng đóng góp của bạn cho doanh nghiệp.
Do đó, trong CV bạn nên đưa nội dung này càng cụ thể, rõ ràng càng hiệu quả. Nếu không có thành tích nổi bật thì ít nhất bạn phải đưa ra được kinh nghiệm liên quan, thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa kinh nghiệm và kỹ năng với yêu cầu công việc.
Công khai nguyên nhân nghỉ việc
Nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm tới lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Họ tò mò bởi giữa việc có kế hoạch nghỉ việc với việc bạn bị sa thải là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên bạn không nên để lộ thông tin này trong CV.
Bởi dù là bạn chủ động nghỉ việc thì chưa hẳn nhà tuyển dụng đã tin. Thậm chí họ có suy đoán tiêu cực như: do bạn không xác định rõ mục tiêu, không thích nghi được với môi trường, thiếu sự ổn định...
Nếu bạn bị sa thải thì càng không nên ghi vào CV. Nó dễ khiến CV của bạn bị loại ngay lập tức. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao sự trung thực của bạn. Thay vào đó họ nghĩ: bạn thiếu năng lực, không đáp ứng được công việc, mâu thuẫn với sếp, thậm chí là gây thất thoát cho doanh nghiệp hoặc vấn đề liên quan đến đạo đức, uy tín…Do đó, để giảm ảnh hưởng tiêu cực từ công việc quá khứ thì tốt nhất bạn không nên ghi lý do nghỉ việc trong CV.
Trên đây là 5 vấn đề bạn không nên mắc sai lầm trong CV xin việc. Chúng dễ điều hướng nhà tuyển dụng tới đánh giá, suy luận tiêu cực về bạn, trong khi bạn chưa có cơ hội giải thích. Hãy tránh xa sai lầm trên để tạo niềm tin và thu hút nhà tuyển dụng bằng bản CV chuyên nghiệp và chất lượng!
NGUYỄN LÝ