Kịch ma của Đạo diễn Lê Quốc Nam
- Thứ năm - 03/04/2014 15:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bí ẩn đến rợn người trong một không gian ma quái lạnh xương sống, cùng những màn bay lượn ngoạn mục rồi bất ngờ với những tình huống hài cười nghiêng ngã nhưng lại mang tính triết lý sâu sắc và đậm tính nhân văn. Đó là những gì mà vở kịch “Đình cõi âm” của Đạo diễn Lê Quốc Nam mang lại cho khán giả tại sân khấu kịch Phú Nhuận.
Mở đầu vở diễn khán giả không thể không “rợn tóc gáy” khi nhìn lên trên sân khấu với cảnh tranh tối tranh sáng trong ánh đèn xanh xao nhợt nhạt, tiếng hát đâu đó từ xa xôi vọng lại như một lời ai oán của một hồn ma oan ức phát ra trong một không gian ma quái của ngôi đình làng ở một vùng quê xa xôi hẻo lánh.
Cảnh trong vở hài kịch kinh dị Đình cõi âm
“Đình cõi âm” lấy bối cảnh từ một ngôi đình có tên Đình Cõi Âm ở một vùng nông thôn hẻo lánh và đầy bí ẩn vì không một gánh hát nào có thể đến đấy để diễn vở tuồng Phạm Công - Cúc Hoa được, ngoại trừ một gánh hát có tên Tiếng Xưa từng diễn thành công cách đây hơn 20 năm. Nhưng sau lần diễn ấy, cô đào chánh của gánh hát bổng nhiên biến mất một cách bí ẩn và gánh hát lập tức tan rã. Người dân ở vùng này đồn đoán rằng ngôi đình này có những hồn ma oan uổng đang nương nấu, bởi thỉnh thoảng họ nghe trong không trung những lời ca vọng cổ ai oán vọng lại vào lúc chập choạng tối hay lúc nửa đêm.
Dàn diễn viên tham gia vở Đình cõi âm tại hậu trường
Diễn viên Phạm Minh Luân cùng Trịnh Kim Chi trong giờ giải lao
Câu chuyện cô đào chánh của gánh hát Tiếng Xưa bổng nhiên mất tích 20 năm trước tưởng chừng như đã rơi vào quên lãng...
... Nhưng một ngày nọ có ông bầu "đói rách nợ nần" dẫn gánh hát Tân Thành Bang giả danh gánh hát Tiếng Xưa nổi tiếng một thời về xin hát tại Đình Cõi Âm. Sự xuất hiện của các nhân vật ở đầu vở kịch đã mang lại cho khán giả những tình tiết vui nhộn và những tràn cười hả hê bằng những lời đối thoại dí dỏm của các nhân vật ông bầu (Anh Vũ) ấp trưởng (Lê Khâm), "trưởng hậu đài" (Lê Quốc Nam), "phụ hậu đài" (Lê Nam)... Khán giả đang có cảm giác như đang xem một tiểu phẩm hài kịch bổng nhiên "nổi da gà" ngồi im thim thiếp vì những tình huống rùng rợn với cảnh hồn ma áo trắng bay lởn vởn trong không gian ngôi đình. Xa thẳm đâu đó tiếng hát não nề ai oán như từ chốn âm cung vang vọng lại, những vật dụng không có bàn tay con người nhưng bổng nhiên rơi xuống đất trong không gian chập choạng tối kèm theo những tiếng động thót tim vang lên...
Anh Vũ - Uyên Thảo trong một phân cảnh
Phạm Minh Luân - Thy Nhung trên sân khấu
Anh Vũ trong hậu trường
Câu chuyện dần dần hé lộ bởi sự xuất hiện của cặp đào kép cũ của gánh hát 20 năm trước là Hoàng Quốc – Lệ Mỹ (Nghệ sĩ Hùng Minh – Trịnh Kim Chi) tại ngôi đình u ám đầy âm khí này. Bóng ma chợt ẩn hiện cùng câu hát ai oán trong vở Phạm Công - Cúc Hoa ngày nào cứ ám ảnh và gây ra nỗi hoang mang, sợ hãi tột cùng cho cô đào Lệ Mỹ và trong một cơn hoảng loạn cô đã vô tình thú nhận tội lỗi của mình và làm vỡ òa ra tất cả, đẩy cao trào của vở kịch lên tột đỉnh khi cô quỳ gối nói ra sự thật với kép Hoàng Quốc rằng chỉ vì sự ích kỷ hờn ghen của mình khi cô muốn lên thay vị trí đào chánh đóng vai Cúc Hoa nên cô đã ra tay hãm hại cô đào nổi tiếng năm xưa… Cô cũng không ngờ rằng khi ấy người đào chánh mà mình hãm hại đang mang một bào thai trong bụng... để rồi 20 năm sau bao nhiêu oan khiên lại dậy sóng, cứ thế vở kịch đưa khán giả từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Trịnh Kim Chi - Nghệ sĩ Hùng Minh trong một cao trào của vở kịch
Kết thúc vở kịch cũng là lúc lòng căm hận, oán thù xa xưa của 20 năm trước vỡ òa trong nước mắt, trong nụ cười của sự đoàn tụ và lòng vị tha dù muộn màng nhưng thấm đẫm chất nhân văn cùng với thông điệp mà đạo diễn Lê Quốc Nam muốn gởi đến khán giả: Sau những tiếng cười là giọt lệ vang xa, sau những ích kỷ nhỏ nhoi là sự ăn năn ray rức hối hận trong tiếng kêu gào thảm thiết của lương tâm. Hãy tha thứ cho nhau, hãy xóa bỏ những hận thù để cùng sống với những yêu thương dù muộn màng đi chăng nữa vẫn còn hơn không, chỉ có yêu thương và tha thứ mới có thể làm cho tâm hồn con người trong sáng và đủ dũng khí để thừa nhận tội lỗi và làm lại cuộc đời.
Phạm Minh Luân - Trịnh Kim Chi - Thy Nhung
Trịnh Kim Chi - Thy Nhung trong hậu trường
Bên cạnh những diễn viên cội gạo như NSƯT Tiến Thành, Nghệ sĩ Hùng Minh, Trịnh Kim Chi, Lê Quốc Nam, Anh Vũ... đã thể hiện sắc sảo những nhân vật do mình thủ vai chúng ta còn thấy sự trẻ trung linh hoạt đa tài của Phạm Minh Luân cùng nữ diễn viên trẻ Thy Nhung qua những đoạn cải lương mùi mẫn tạo cho khán giả đôi khi có cảm giác đang xem một vở cải lương thực thụ. Khán giả cũng không khỏi bật cười với ông ấp trưởng lý sự (Lê Khâm) từ lối diễn xuất tự nhiên cũng như lời thoại hài hước. Diễn viên Uyên Thảo cũng tròn vai cô đào bất tài nhưng nhiều tiền lắm chiêu để tạo nên những tình huống dỡ khóc dỡ cười và lố bịch. Xuất hiện trong vài phân cảnh nhưng diễn viên trẻ Vũ Tiến Thành cũng để lại những dấu ấn rất rõ nét.
Đình cõi âm quy tụ nhiều thế hệ diễn viên già và trẻ nhưng vẫn có sự gắn kết trôi chảy và ăn ý qua từng tuyến nhân vật điều đó đã chứng tỏ đạo diễn Lê Quốc Nam đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức một cách nghiêm túc cho vở này.
Hiệu ứng âm thanh ánh sáng, âm nhạc của vở kịch được lập trình kỹ càng chính xác đến từng giây đã cho khán giả hòa vào cảm xúc như thật từ tai nghe mắt thấy trực tiếp đến sự cảm nhận của cảm giác rùng rợn hoặc bi thảm trong từng tình huống cụ thể để rồi tưởng như ngạt thở, phải nhắm mắt bịt tai nhưng vẫn cảm nhận được những giá trị, thông điệp nhân văn của vở kịch.
Đình cõi âm quy tụ nhiều thế hệ diễn viên già và trẻ nhưng vẫn có sự gắn kết trôi chảy và ăn ý qua từng tuyến nhân vật điều đó đã chứng tỏ đạo diễn Lê Quốc Nam đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức một cách nghiêm túc cho vở này.
Hiệu ứng âm thanh ánh sáng, âm nhạc của vở kịch được lập trình kỹ càng chính xác đến từng giây đã cho khán giả hòa vào cảm xúc như thật từ tai nghe mắt thấy trực tiếp đến sự cảm nhận của cảm giác rùng rợn hoặc bi thảm trong từng tình huống cụ thể để rồi tưởng như ngạt thở, phải nhắm mắt bịt tai nhưng vẫn cảm nhận được những giá trị, thông điệp nhân văn của vở kịch.
Nữ diễn viên trẻ Thy Nhung
Thy Nhung - Vũ Tiến Thành
Bất ngờ khi gặp danh hài Nhật Cường, ca sĩ Lý Hải cùng vợ Minh Hòa đi xem Đình cõi âm
Sân khấu kịch Phú Nhuận là đơn vị đầu tiên và thành công với thể loại kịch kinh dị trong suốt mấy năm qua. Cùng với một chi nhánh khác là sân khấu Superbowl, sân khấu Phú Nhuận đã và đang thu hút khán giả với các vở thuộc thề loại này như: Ma lực kinh hoàng, 12 giờ đêm, Giờ chết, Kỳ án 292, Nốt ruồi máu, Người vợ ma... được biểu diễn từ thứ 5 đến chủ nhật hàng tuần tại 70-72 Nguyễn Văn Trối, Q.Phú Nhuận và 43A Trường Sơn, Q.Tân Bình.
TIỂU VŨ - MỸ UYÊN
MỘT SỐ ẢNH HẬU TRƯỜNG LUYỆN TẬP VỞ "ĐÌNH CÕI ÂM" CỦA ĐẠO DIỄN LÊ QUỐC NAM