Kiểm điểm nhiều lãnh đạo Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM

Thứ sáu - 27/05/2022 20:35
Mấy ngày qua, dư luận đang xôn xao về vụ hàng loạt lãnh đạo của Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM bị thanh tra kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm do có nhiều sai phạm trong tổ chức, nhân sự, tài chính, xây dựng, tuyển sinh, cho thuê tài sản công...
Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM
Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM

Theo nguồn tin chính thống từ các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Phụ Nữ TP.HCM, Dân Việt, Giáo Dục..., Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có kết luận thanh tra đối với Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM về việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý tài chính và quản lý, sử dụng tài sản công; trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2019 - 2020 và một số nội dung theo đơn phản ánh tại Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM.

Theo đó, nguyên hiệu trưởng, quyền hiệu trưởng và một số lãnh đạo trường này bị kiến nghị tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm vì vướng nhiều sai phạm.

Những sai phạm của nguyên hiệu trưởng

Theo kết luận thanh tra, ông Vũ Ngọc Thanh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM (giai đoạn từ tháng 8/2020 trở về trước) bị đề nghị xử lý trách nhiệm với những tồn tại, thiếu sót, vi phạm quy định pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ; về tài chính, kế toán, quản lý, sử dụng tài sản công và phòng, chống tham nhũng.

Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM: Tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với hàng loạt lãnh đạo - Ảnh 1.

Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM

Cụ thể, các sai phạm, thiếu sót của ông Thanh trong thời gian làm Hiệu trưởng trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM được nêu rõ: Chịu trách nhiệm vì không thực hiện việc khảo sát, đánh giá tổng thể hiện trạng toàn bộ cơ sở vật chất của trường để lập kế hoạch đầu tư cải tạo, sửa chữa tổng thể (hoặc giai đoạn) mà thực hiện các công việc sửa chữa;

Thực hiện liên doanh, liên kết với Công ty CP Dịch vụ truyền thông quảng cáo Sài Gòn Phẳng để quản lý, khai thác sân khấu (có hợp đồng giữa hai bên) nhưng chưa được lãnh đạo Bộ phê duyệt; Vi phạm quản lý tài chính khi chưa thực hiện đối chiếu tiền điện mà công ty Sài Gòn Phẳng phải trả để làm cơ sở thanh, quyết toán tiền điện theo đúng thỏa thuận của hợp đồng (năm 2019, 2020);

Liên doanh, liên kết với Công ty TNHH Đào tạo thẩm mỹ Terenngoc hợp tác đào tạo và khai thác chuyên ngành tại lầu 4 tòa nhà 10 tầng nhưng chưa được Bộ phê duyệt (đề án liên doanh, liên kết chưa được Bộ phê duyệt), chưa tuân thủ quy định Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Giao cho Ban chấp hành Công đoàn tự thực hiện quản lý thu, chi trông giữ xe không đúng các quy định về quản lý tài chính, kế toán. Theo đó, từ 2019, trường thực hiện đấu thầu bãi trông giữ xe để đảm bảo tính công khai, minh bạch, tăng nguồn thu, tuy nhiên việc triển khai khi chưa có Đề án Quản lý, sử dụng tài sản công vào liên doanh, liên kết, cho thuê được Bộ duyệt là trái với các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản cộng;

Lựa chọn đơn vị thực hiện thiết kế ý tưởng kiến trúc, phối cảnh 3D cổng trường không đúng theo quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, không có căn cứ tính giá trị chi phí thiết kế; Đưa giá trị các gói thầu xuống dưới 100 triệu để không phải đấu thầu;

Quy định định mức và đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc tại Quyết định số 164/QĐ/ĐHSKDA ngày 30/5/2018 chưa đúng theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức...

Việc tổ chức thực hiện thi công cải tạo, sửa chữa 5 gói thầu khi chưa thực hiện quy trình lựa chọn nhà thầu, chưa có hợp đồng sai quy định tại Điều 138 Luật xây dựng (5 gói thầu gồm "Sửa chữa chống thấm ký túc xá" giá trị 99.210.000 đồng, "Lắp dựng vách kính cường lực phòng Thể dục thể thao phía sân sau nhà B 10 tầng" giá trị 97.916.000 đồng, "Ốp gạch tường trong và ngoài nhà phòng học thể dục thể thao phía sau nhà B 10 tầng" giá trị 98.057.000 đồng, "Lắp đặt kính ốp tường phòng Múa lầu 8 nhà 10 tầng" giá trị 89.448.000b đồng, "Lắp gióng phòng tập múa, sửa chữa phòng thể dục thể thao và lắp đặt máng xối tole, quét Flinkcote chống thấm khu ký túc xá" của trị 96.097.000 đồng).

Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM: Tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với hàng loạt lãnh đạo - Ảnh 2.

Cơ sở vật chất tại trường xuống cấp trầm trọng

Hàng loạt cán bộ khác bị kiến nghị xử lý trách nhiệm

Cũng theo kết luận thanh tra, ông Đinh Quang Trung, quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM (từ tháng 9/2020) cũng để xảy ra những tồn tại, thiếu sót, vi phạm quy định pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ, về thi chính, kế toán; về khiếu nại, tố cáo; mất đoàn kết trong đơn vị.

Thanh tra Bộ kiến nghị tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 1122070/NĐ-CP ngày 18972020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM có thiếu sót, vi phạm quy định pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ, mất đoàn kết trong đơn vị cũng được kiến nghị phải tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Ngoài ra, Thanh tra Bộ đề nghị tổ chức Kiểm điểm trách nhiệm của Tập thể lãnh đạo, Hiệu trưởng trường trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM cũng như tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cá nhân theo thẩm quyền về những tồn tại, thiếu sót, sai phạm như đã nêu ở trên;

Đề nghị thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Anh Tuấn, Kế toán trưởng vì đã để xảy ra những tồn tại, thiếu sót, vi phạm quy định pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ; về tài chính, kế toán; về quản lý, sử dụng tài sản công;

Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đối với ông Trần Mậu Hùng (phụ trách Bảo hiểm y tế), bà Nguyễn Ái Linh - Phó trưởng phòng Hành chính, tổng hợp, bà Nguyễn Phương Uyên - kế toán viên bộ phận tài vụ;

Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đối với cá nhân bà Trần Thị Lan Hương - quyền Trưởng khoa Sân Khấu về việc vi phạm cho sinh viên tốt nghiệp mà không có bằng cấp 3...

Ngày 24-5, một nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết theo kết luận thanh tra (được công bố cuối tháng 4-2022) cho thấy công tác nhân sự của Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh có nhiều thiếu sót khi 11/13 phòng ban hiện không có trưởng phòng.


Đề nghị thu hồi hơn 7,3 tỷ đồng

Theo kết luận thanh tra, về tài chính, trường thu phí thi lại, học lại không đúng quy định, bồi dưỡng năng khiếu với số tiền hàng tỉ đồng. Điều đáng nói là phần lớn số tiền này ông Lê Hùng - trưởng phòng đào tạo - nghiên cứu khoa học - chưa thanh toán cho trường. Hàng loạt khoản chi tiếp khách không có minh chứng đầy đủ, tạm ứng trái quy định.

Trong các năm 2019, 2020 trường thực hiện 41 gói thầu sửa chữa cơ sở vật chất với số tiền hơn 3 tỉ đồng. Thanh tra kết luận các gói thầu này được chia nhỏ thành các gói thầu dưới 100 triệu đồng, chỉ định thầu không đúng quy định, chi tạm ứng cho nhà thầu khi chưa ký hợp đồng.

Trường cho thuê cơ sở vật chất khi chưa có sự đồng ý của bộ chủ quản.

Thanh tra yêu cầu hiệu trưởng thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền hơn 136 triệu đồng, thu hồi công nợ nộp về trường gần 7,3 tỉ đồng.

Cấp bằng cho con trưởng phòng tổ chức 

Công tác tuyển sinh của trường cũng có sai phạm nghiêm trọng khi chấp nhận trúng tuyển bậc trung cấp, xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp cho một thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT. 

Thí sinh này là con của trưởng phòng tổ chức cán bộ trường. Trường sau đó đã thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp.

Ngoài các vấn đề này, ban giám hiệu hiện tại gồm quyền hiệu trưởng và phó hiệu trưởng cũng có nhiều sai phạm cá nhân trong việc tổ chức hoạt động trường.

Đáng chú ý là trường phải hủy bỏ kết quả bầu thành viên và chủ tịch hội đồng trường tháng 11-2020 do vi phạm nguyên tắc tổ chức và thực hiện.

Tại thời điểm bầu hội đồng trường, ba người trong danh sách ứng cử lại nằm trong ban kiểm phiếu, thiếu hai thành phần đương nhiên là bí thư Đảng ủy và hiệu trưởng. Tại thời điểm thanh tra, trường này vẫn chưa có bí thư Đảng ủy và hiệu trưởng.

Ngoài ra, có rất nhiều đơn thư phản ánh các việc làm chưa đúng của quyền hiệu trưởng và phó hiệu trưởng. Một số phản ánh trong số này được xác định là có căn cứ, trách nhiệm do những cá nhân này chưa thực hiện đúng trách nhiệm.

Đưa người nhà vào danh sách đóng bảo hiểm y tế

Đáng chú ý là việc ba cán bộ của trường đưa người nhà (không phải là viên chức của trường) vào danh sách đóng bảo hiểm y tế, hưởng tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ học sinh sinh viên.

Từ những sai phạm này, thanh tra bộ đề nghị trường kiểm điểm, xử lý trách nhiệm với nguyên hiệu trưởng, quyền hiệu trưởng Đinh Quang Trung và phó hiệu trưởng Nguyễn Xuân Dũng cùng các cá nhân liên quan. Kỷ luật kế toán trưởng Nguyễn Anh Tuấn.

Đề nghị trường thực hiện đúng các quy định về kế toán, sử dụng tài sản công, xây dựng quy chế chi tiêu đúng quy định...
 

“Nếu dự án thành công sẽ biếu ban giám hiệu 10 tỉ đồng” 

Trong số các nội dung phản ánh đối với quyền hiệu trưởng Đinh Quang Trung có đơn tố cáo ông này và nhà đầu tư dự án nhà ở cho cán bộ nhân viên trường tại phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, nay là thành phố Thủ Đức, có thỏa thuận chia chác 10 tỷ đồng trong việc giao đất. Tố cáo này gửi kèm ghi âm trao đổi giữa doanh nghiệp, ông Trung và một số cán bộ trong trường. 

Ông Trung giải trình với thanh tra bộ rằng dự án này có tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, liên quan đến nhiều người trong suốt 18 năm qua. Tháng 8-2020, ban đại diện người góp vốn có giới thiệu nhà đầu tư công ty cổ phần STC Corporation. 

Nhà trường, khi đó hiệu trưởng là ông Vũ Ngọc Thanh đã tổ chức họp ba bên: ban đại diện người vóp vốn, công ty cổ phần STC Corporation và ban giám hiệu. Cũng theo ông Trung, sau cuộc họp đó, ông Vũ Đức Huyền, phó tổng giám đốc công ty cổ phần STC Corporation – có trao đổi với ông rằng nếu dự án thành công sẽ biếu ban giám hiệu 10 tỷ đồng. Ông Trung đã báo cáo công khai thông tin này với ba người trong ban giám hiệu. 

Thanh tra bộ đã mời ông Vũ Đức Huyền, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần STC Corporation làm việc để xác minh. Ông Huyền xác nhận tháng 8-2020 có làm việc với ông Đinh Quang Trung, khi đó là phó hiệu trưởng, về triển khai dự án nhà ở cán bộ công nhân viên.

Ông này cho rằng quá trình làm việc công ty nhận được sự ủng hộ của ban giám hiệu nên tự có nhã ý và trao đổi với ban giám hiệu, trong đó có ông Trung rằng: "nếu dự án thành công và có kết quả, cá nhân ông Huyền sẽ thay mặt công ty sẽ biếu tặng ban giám hiệu 10 tỷ đồng". 


Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự tiến triển. Ông Huyền khẳng định không có sự thỏa thuận nào giữa cá nhân ông Huyền hay công ty với ban giám hiệu nhà trường và ông Trung. Ông Trung cũng không có yêu cầu hay đặt vấn đề có quà hay bất kỳ khoản tiền nào trong qúa trình làm việc về dự án này.

Đoàn thanh tra cho rằng kết quả nghe ghi âm cho thấy chưa có cơ sở để xác định ông Trung có thỏa thuận với công ty STC Corporation để nhận tiền. Tuy nhiên sự việc nhạy cảm, cá nhân ông Trung và tập thể lãnh đạo trường cần nghiêm túc rút kinh nghiệm.


Nhiều thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý tài chính và quản lý tài sản công

Theo kết luận thanh tra, ông Vũ Ngọc Thanh - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TPHCM (giai đoạn từ tháng 8/2020 trở về trước) và ông Đinh Quang Trung, quyền Hiệu trưởng Trường từ tháng 9/2020 đến nay đã không hoàn thành nghĩa vụ và có nhiều thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý tài chính và quản lý tài sản công.

Cụ thể, đối với việc mua sắm, sửa chữa thường xuyên, năm 2019, 2020 trường thực hiện 41 gói thầu cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất với tổng giá trị hơn 3,3 tỷ đồng có nhiều vi phạm trong phê duyệt dự toán cải tạo, sửa chữa; các hồ sơ cải tạo, sửa chữa công trình không có bản vẽ thiết kế, không bản vẽ hoàn công.

Trường thực hiện chia nhỏ một số gói thầu (có giá trị dưới 100 triệu đồng) cùng nội dung, tính chất công việc không đúng quy định; chỉ định thầu và các gói sửa chữa, cải tạo vật chất không đúng quy định… Một số gói thầu có khối lượng thi công thực tế chênh lệch với quyết toán. Trong quá trình thanh tra, Đoàn Thanh tra phát hiện 5 gói thầu cải tạo, sửa chữa hồ sơ chưa đóng dấu, chưa có ngày tháng, chưa đủ thủ tục ký hợp đồng.

t
Hàng loạt sai phạm tại Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TPHCM khiến các lãnh đạo bị kiểm điểm 


Về công tác quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất, trường không cung cấp được giấy tờ liên quan đến chứng nhận quyền sử dụng đất của 3 khu nhà đang quản lý sử dụng gồm: khu 125 Cống Quỳnh – trụ sở làm việc và khu đào tạo; khu 148 Cống Quỳnh – khu nhà 4 tầng, có một phần diện tích phục vụ đào tạo và khu ký túc xá trường tại 114 Hải Thượng Lãn Ông. Trường sử dụng một số mặt bằng để cho thuê, liên doanh, liên kết chưa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt nên các hoạt động trên của trường không đúng quy định.

Về quy chế chi tiêu nội bộ của trường áp dụng từ năm 2016 và thực hiện đến nay chưa được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quy định mới. Các hoạt động thu, chi thường xuyên như đào tạo bồi dưỡng năng khiếu không quy định trong quy chế nên chưa đúng quy định. Quy định về định mức và đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc tại Quyết định số 164/QĐ/ĐHSKDA ngày 30/5/2018 chưa đúng theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức...

Trước các thiếu sót, vi phạm trên, Thanh tra Bộ kiến nghị tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm ông Vũ Ngọc Thanh – nguyên Hiệu trưởng Trường; ông Đinh Quang Trung -  quyền Hiệu trưởng Trường; ông Nguyễn Xuân Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường vì có thiếu sót, vi phạm quy định pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ, mất đoàn kết trong đơn vị.

Thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Anh Tuấn, kế toán trưởng vì đã để xảy ra những tồn tại, thiếu sót, vi phạm quy định pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ; về tài chính, kế toán; về quản lý, sử dụng tài sản công.

Sốc khi không tuyển sinh Khoa Kịch hát dân tộc
Theo Thanh Niên, khi Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ 3 năm 2022 đang diễn ra, thông tin “theo kế hoạch sắp tới, khoa Kịch hát dân tộc - Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM không tuyển sinh” làm dấy lên nỗi lo đối với di sản phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận này.
Cả Trường đại học (ĐH) Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội và Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM đều có khoa Kịch hát dân tộc. Nhưng nếu Hà Nội đa dạng các loại hình: tuồng, chèo, rối, cải lương… thì khoa Kịch hát dân tộc ở TP.HCM tập trung đào tạo diễn viên sân khấu kịch hát - cải lương và nhạc công nhạc dân tộc (nhạc công đàn cho cải lương và nghệ sĩ diễn tấu âm nhạc tài tử).

Vậy mà… “3 năm nay, khoa chúng tôi đã không đào tạo trung cấp nhạc công rồi, do cơ chế… Khoa tôi bây giờ còn 2 lớp diễn viên cải lương (mười mấy người) chuẩn bị tốt nghiệp, xong là hết, khoa trống trải luôn, vì theo kế hoạch vừa nhận là khoa không tuyển sinh nữa, các thầy coi như đi ra đi vô chơi”, NSƯT Phạm Văn Môn, giảng viên khoa Kịch hát dân tộc, bùi ngùi cho biết.

Nguy cơ đờn ca tài tử thiếu 'thầy đờn' - ảnh 1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Một tiết mục trong Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ 3 năm 2022 đang diễn ra tại Cần Thơ

NSƯT Phạm Văn Môn chia sẻ: “Khi còn là Trường cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM, trường đào tạo diễn viên kịch hát và nhạc công nhạc dân tộc ở hệ trung cấp. Sau đó, trường nâng từ trung cấp lên cao đẳng đối với đào tạo diễn viên, còn nhạc công vẫn giữ hệ trung cấp. Tới lúc thành Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM (năm 2010), vẫn tiếp tục đào tạo trung cấp đối với nhạc và cao đẳng với diễn viên. Sau đó, hệ đào tạo trung cấp, cao đẳng chuyển về cho Bộ LĐ-TB-XH quản lý, trường không được đào tạo hệ trung cấp nữa”.

Vướng mắc vì cơ chế

Trao đổi về việc không tuyển sinh khoa Kịch hát dân tộc, PGS-TS Đinh Quang Trung, quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM, cho biết: “Chúng tôi không được tuyển sinh, vì luật giáo dục ĐH có quy định rõ các trường ĐH không được đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp; mà cao đẳng và trung cấp chuyển về Bộ LĐ-TB-XH”.

Ông Trung nói thêm: “Nếu nhà trường có hệ ĐH dành cho cải lương, sẽ được tuyển sinh và giảng dạy; nhưng trường chưa có mã ngành ĐH. Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề này, Bộ VH-TT-DL, Bộ GD-ĐT và kể cả Bộ Nội vụ cũng đã có những cuộc họp để dự thảo Nghị định của Chính phủ, nhằm cho phép các trường đào tạo chuyên sâu đặc thù được phép đào tạo các hệ từ trung cấp, cao đẳng đến ĐH; nhưng với điều kiện: vừa đào tạo văn hóa vừa đào tạo nghề. Trong khi trường chúng tôi không đào tạo văn hóa mà chỉ đào tạo nghề, nên không tuyển sinh được (khác với Nhạc Viện, Trường Xiếc, Trường Múa… vẫn có hệ trung cấp vì đào tạo cả văn hóa cùng với nghề)”. Tuy nhiên, theo ông Trung: “Dù các Bộ đã đề xuất lên Thủ tướng thì vẫn phải chờ Quốc hội thông qua… Là người đứng đầu đơn vị, tôi sốt ruột hơn ai hết, vì nếu không tuyển sinh thì đội ngũ giảng viên của chúng tôi sẽ làm công việc gì…”.

Vì vậy, TS Đinh Quang Trung cho rằng: “Giải pháp mở mã ngành ĐH, chúng tôi cũng đã và đang tiến hành rồi. Song song đó, chúng tôi tiếp tục nâng cấp đội ngũ cán bộ giảng viên. Dẫu vậy câu chuyện này cũng không dễ, vì với hệ đại học, e khó đảm bảo cho đầu vào. Do nghề đặc thù, nên đào tạo diễn viên và nhạc cho khoa Kịch hát dân tộc ở bậc trung cấp, cao đẳng thì tốt hơn, thời gian ngắn hơn, các bạn tập trung chuyên môn hơn. Nhưng khi vướng quy định về luật như vậy thì buộc phải mở mã ngành ĐH, chứ không phải trường không mở khoa Kịch hát nữa”.

Cũng theo NSƯT Phạm Văn Môn, chỉ có đào tạo trung cấp nhạc công nhạc dân tộc thì mới có nhiều người theo học, vì “đa phần các bạn thí sinh đến từ miền tây, chủ yếu mới học hết cấp 2, như thế đã đủ điều kiện xét tuyển”. Ông trầm ngâm: “Lâu nay, khoa chúng tôi được xem là cái nôi đào tạo chuyên về âm nhạc tài tử, cải lương phía Nam. Nếu cứ ách tắc vì cơ chế như vậy, nếu những người có trách nhiệm, người trong nghề không còn tâm huyết thì tương lai sẽ thế nào…”.

Hồi chuông cảnh báo

NSƯT Hải Phượng cho biết, Nhạc Viện TP.HCM (nơi chị đang giảng dạy) đào tạo vừa nhạc mới vừa nhạc cổ chứ không chuyên sâu về âm nhạc cho cải lương, đờn ca tài tử như Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM. Vậy nên khi hay tin khoa Kịch hát dân tộc của trường này không tuyển sinh nữa, chị “thấy hơi hụt hẫng, vì nếu ca mà thiếu đờn, sớm muộn sẽ dùng đến nhạc máy”. NSƯT Hải Phượng nói: “Nhưng xa hơn, thử nghĩ một vở cải lương làm sao mở nhạc có sẵn lên ca hoài được? Hay đờn ca tài tử mà thiếu thầy đờn thì sẽ ra sao?”. Theo chị, người ca cải lương không học bài bản có thể hát được nhưng người đờn thì rất khó, đây là nghề phải được đào tạo bài bản hàng năm trời.

Nhà sản xuất - NSƯT Vũ Thành Vinh cũng bày tỏ sự lo lắng: “Trong quá trình sản xuất chương trình Trăm năm ánh Việt (show thực tế dành cho cải lương đang phát trên THVL1), tôi cảm thấy lo, không chỉ ban nhạc cho cải lương mà các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ dân tộc khác cũng thiếu. Nhạc công các ban nhạc tài tử đa số hơi lớn tuổi. Người được đào tạo sau này chủ yếu từ đam mê và được truyền nghề, chứ được đào tạo qua trường lớp thì không nhiều… Sẽ rất khó nếu chúng ta ca ngợi, tôn vinh âm nhạc truyền thống mà không tạo môi trường để đào tạo, nuôi dưỡng nghệ sĩ”.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long nhìn nhận, khó khăn của nghệ thuật truyền thống lâu nay vẫn có, vì nhiều lý do. “Nhưng lẽ ra ở phía Nam cần được quan tâm nhiều đối với việc làm sao để tuyển sinh cho cải lương (diễn viên lẫn nhạc công), bởi đã có sẵn sân khấu cải lương, cộng với sinh hoạt đờn ca tài tử. Không tuyển sinh, tức không có nguồn đào tạo kịch hát truyền thống. Việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo, nhất là với những nhà quản lý văn hóa ở các cấp. Cần nhìn nhận đúng giá trị của những loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc ở mỗi vùng, miền để có cách ứng xử tương xứng”.

Cơ chế và đặc thù không thống nhất

Theo cơ chế hiện nay, các đoàn nghệ thuật chỉ nhận nghệ sĩ đã có bằng cấp. Vì thế thuận lợi ở chỗ các đơn vị sẽ gửi người đi học, người trẻ yêu nghệ thuật cũng muốn được đào tạo bài bản, nên không ngại thiếu đầu vào. Nhưng vấn đề ở đây là mình không có cơ chế phù hợp và thiếu quyết liệt.

Trong khi ở phía Nam, ngoài trường chúng tôi, không nơi nào đủ điều kiện tốt hơn đào tạo diễn viên và nhạc công nhạc dân tộc. Đây là vấn đề đòi hỏi trách nhiệm và cả sự hiểu biết về nghệ thuật dân tộc đặc thù. Chúng tôi hy vọng vướng mắc sẽ sớm được tháo gỡ.

NSƯT Lê Nguyên Đạt (Phó chủ nhiệm khoa Kịch hát dân tộc, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM)

Do nhà trường không chủ động

Liên quan vấn đề của khoa Kịch hát dân tộc, Bộ VH-TT-DL đã giải quyết, là cho trường vẫn tiếp tục tổ chức đào tạo trung cấp, cao đẳng. Bộ cũng đang xây dựng Nghị định chuyên sâu đặc thù. Nhưng trong quá trình xây dựng Nghị định, các trường vẫn được tổ chức tuyển sinh để đào tạo, trong đó có Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM. Nhưng trường phải làm hồ sơ gửi Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp mới được cấp lại giấy phép giáo dục nghề nghiệp, mà trường không làm thì chịu. Bộ cũng ra văn bản hướng dẫn cụ thể để yêu cầu các trường làm hồ sơ, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, nhiều trường cũng làm được rồi. Đây là vấn đề thuộc phía nhà trường, vì nếu nhà trường không chủ động làm thì chúng tôi cũng chịu thôi.

PGS-TS Lê Anh Tuấn (Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ VH-TT-DL)

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây