SAI GON GIAI TRI

https://saigongiaitri.net


Nhóm Thiện Tâm đến thăm, tặng quà và chiêu đãi các cụ bà neo đơn tại Dưỡng lão Vinh Sơn

Sáng 2/10, nhóm từ thiện Thiện Tâm đã đến thăm, tặng quà và cùng nhau nấu món Súp bào ngư vi cá và Cá dứa kho tộ để chiêu đãi các cụ bà già yếu, neo đơn tại Khu dưỡng lão Vinh Sơn (Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Nhóm Thiện Tâm chụp hình lưu niệm với các cụ già trong buổi giao lưu
Ngày từ sáng sớm, nhóm Thiện Tâm đã có mặt tại Khu dưỡng lão Vinh Sơn (469 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh) và phân công thành 4 nhóm nhỏ để cùng phối hợp thực hiện cho chuyến viếng thăm và giao lưu với các cụ tại đây. 

1. Nhóm Siêu Đầu Bếp (do chị Hạnh Trảo làm trưởng nhóm) lo phần thức ăn cho các cụ: món Súp Bào ngư Vi cá và Cá dứa kho tộ + Rau luộc để phục vụ bữa trưa cho các cụ.

2 10 19

2 10 7

2. Nhóm Văn Thể Mỹ (do người đẹp Thái Nhã Vân làm trưởng nhóm) lo phần giao lưu văn nghệ cho các cụ vui.

2 10 16

2 10

2 10 17

2 10 8

3. Nhóm Quà Tặng (chị Diệu Xuân trưởng nhóm) phụ trách nhận và kiểm đếm quà từ BTC và các anh chị em trong đoàn. Bố trí nhân sự lưu chuyển; nhà tài trợ tặng quà cho Trung tâm sau phần văn nghệ.

2 10 13

4. Nhóm Yêu Thương (chị Nam Phương trưởng nhóm) tỏa ra các phòng, hỏi han, chăm sóc các cụ: bóp chân, đút ăn... 

2 10 11

2 10 6

Sau phần thăm hỏi, giao lưu văn nghệ và tặng quà cho các cụ trong không khí vui tươi và ấm áp tình người, nhóm Thiện Tâm đã mời các cụ bà ăn trưa với món súp Bào ngư vi cá, một món súp đặc biệt mà ngày xưa chỉ có vua chúa mới được dùng. Nay các cụ già neo đơn, già yếu có lẽ chưa một lần được nếm qua nên ai cũng hồ hỡi và muốn thử xem vị súp đặc biệt này ra sao.

2 10 10

Những cụ còn khỏe mạnh thì ra phòng ăn tập thể ngồi ăn, còn những cụ già yếu, bị liệt thì các chị em trong nhóm chia nhau đi đến phục vụ và đút cho các cụ. Ngoài món súp bào ngư vi cá, đoàn còn chiều đã thêm món cá dứa kho tộ và rau luộc ăn với cơm để cho các cụ được no.

2 10 12

 
2 10 18
Thầy Trần Bá Thiện nhớ lại: "Trước 1975, nhà dòng Vinh Sơn đã có chương trình nuôi người già tại cơ sở Phan Đăng Lưu (giáp với Bệnh viện Gia Định). Về sau do việc phát triển tăng số cụ già nên đã chuyển toàn bộ hoạt  động dưỡng lão về địa chỉ 469 Nơ trang Long cho đến nay.

Hiện nơi đây có 2 khu  vực. Một là khu hưu trí cho các sơ Vinh Sơn cao tuổi. Khu thứ 2 là Nhà dưỡng lão dành cho các cụ bà. Nhà Vinh Sơn chỉ nhận các cụ bà neo đơn trên 70 tuổi. Các cụ được nuôi tại đây hoàn toàn  miễn phí.

Nhiều cụ ở đây có một thời son trẻ khá hẩm hiu. Họ làm những nghề thu nhập thấp như bán vé số, làm giúp việc... Cũng có vài bà cụ từng có gia đình nhưng đến cuối đời do người thân sớm vắng số nên họ rơi vào tình trạng neo đơn không người thân, không nhà cửa, tiền bạc.

Vinh Sơn hiện có 108 cụ, trong đó có 52 cụ bà bị liệt do cao tuổi. Họ phải nằm giường cho đến lúc ra đi. Có 4 sơ chuyên trách khu nhà dưỡng lão. Nhà dòng cũng thuê thêm 7 người chăm sóc khác để đút cơm, tắm rửa cho các cụ bị liệt.

Nhà dưỡng lão Vinh Sơn nằm cạnh bờ sông Sài Gòn. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng tàu thuyền chạy trên sông vọng vào. Do cách đường lộ cả trăm mét nên ở đây rất yên tĩnh. Chung quanh nhà có trồng cây tạo bóng mát, cảnh quan. Không khí rất thoáng đãng, sạch sẽ và yên tĩnh. Tui nghĩ rằng có thể so sánh chất lượng không khí ở đây còn tốt hơn cả khu biệt thự ở Phú Mỹ Hưng.

Vì người cao tuổi yếu chân nên các lối đi trong nhà không có bậc thềm cao. Một số cụ dùng xe lăn. Có lối đi cho xe lăn để vào các phòng chức năng như phòng ăn, nhà nguyện, sân chơi. Cụ nào tay còn khỏe đủ sức lăn xe thì tự đi. Cũng có cụ tay yếu thì các cụ bạn hoặc nhân viên sẽ hỗ trợ khi họ có nhu cầu.

Tui đã từng thăm hơn chục nhà dưỡng lão từ Bắc chí Nam. Chưa nhà dưỡng lão miễn phí nào có chất lượng tốt bằng Nhà dưỡng lão Vinh Sơn. Những nhà đứng hạng nhì phải mất cả chục năm nữa may ra mới đuổi kịp. Kể cả các nhà dưỡng lão có thu phí giá thấp thì chất lượng cũng không bằng được như ở Vinh Sơn.

Các sơ cho biết hiện nay 80% chi phí hoạt động là do nhà dòng gánh chịu. Số đóng góp từ các nhà hảo tâm chỉ được 20%. Nhà dưỡng lão Vinh Sơn rất hoan nghênh các nhà hảo tâm đến thăm viếng. Nhiều lần tui hỏi: Lần sau ghé thăm, các cụ thích gì? Các cụ nói không cần gì cả. Họ chỉ cần chúng ta đến thăm. Ở cuối đời, họ mong là mọi người đừng lãng quên họ.

Vì sao những bà cụ này được ưu ái đến thế. Họ có thành tích gì đâu ngoại trừ một phận đời cơ cực bé mọn. Bé đến nỗi chẳng mấy ai nhớ đến sự tồn tại của họ trên cõi đời này? Một sơ đã giải thích rằng: "Tinh thần của nhà dòng là mọi người đều bình đẳng với nhau về phẩm giá. Do các bà cụ này đứng ở một nấc thang rất thấp trong xã hội nên mọi người và bản thân các bà hiểu lầm rằng phẩm giá làm người của họ cũng thấp theo. Ở cuối đời, các sơ mong rằng sẽ cho họ những chuỗi ngày bình an về phần xác và cả phần hồn để bù đắp cho các gánh nặng họ đã mang vác suốt bao năm tháng qua. Và cũng nhân việc này, chúng ta hãy nhớ phẩm giá làm người của chúng ta đều ngang nhau".

Tui hoàn toàn ủng hộ ý tưởng cao đẹp ấy. Bởi lẽ, từ thiện không phải cứu một sinh mạng nhưng cứu một linh hồn. Khi bạn được tôn trọng và nhận ra phẩm giá của mình là vô giá, bạn sẽ biết bạn nên sống thế nào để trân trọng phẩm giá của chính mình và của mọi người.
 

2 10 1
 
2 10 5
 
2 10 14

HỒNG SƠN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây