Buồn vui ở đường hoa Hàm Nghi

Thứ năm - 19/02/2015 15:14

Buồn vui ở đường hoa Hàm Nghi

Đường hoa Nguyễn Huệ là một công trình văn hóa du lịch có ý nghĩa mang lại sự rực rỡ cho thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Xuân về đồng thời cũng là địa chỉ vui chơi của không chỉ nhiều người dân thành phố mà còn của khách thập phương, của Kiều bào về nước và của cả nhiều du khách nước ngoài.
Tết năm nay, đường Nguyễn Huệ đang trong giai đoạn thi công chỉnh trang đô thi nên đường hoa tạm dời về đường Hàm Nghi với tên gọi đường hoa Tết Ất Mùi 2015. Đường hoa mở cửa đón khách từ chiều ngày 28 tháng Chạp và ở đó không thiếu những chuyện buồn vui ở đường hoa Hàm Nghi.

1. Đường hoa Nguyễn Huệ là một địa chỉ thân quen của người dân TP.HCM vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Đường hoa chỉ dành cho khách đi bộ thưởng ngoạn, bắt đầu từ tết Giáp Thân năm 2004 cho đến nay. Nếu như chúng ta đến đến đường hoa vào trước ngày khai mạc, chứng kiến những người công nhân đội nắng trên công trường để sắp xếp từng chậu hoa, nâng niu từng cành lá, lao động miệt mài cả ngày lẫn đêm kịp ngày khai mạc có lẽ chúng ta sẽ yêu quý con đường hoa này nhiều hơn nữa.

buon-vui-o-duong-hoa-ham-nghi-hinh-anh-1
Dòng người quá tải trên đường hoa Hàm Nghi ngày khai mạc
2. Ông bà ta có câu: “Cưng như cưng trứng. hứng như hứng hoa” nhưng.. ngay ngày đầu tiên khai mạc, những chậu hoa bị dập nát dưới những đôi giày cao cấp của những người khoác lên mình những bộ cánh lộng lẫy, của những đôi nam thanh nữ tú đang du xuân, mặc cho sự nhắc nhở, hướng dẫn của những người bảo vệ. 
Đêm khai mạc là đêm đầy vất vả của lực lượng bảo vệ do số lượng người quá tảỉ. Đường chật chỉ có hai chiều lưu thông. Dòng người cứ rồng rắn nối đuôi nhau mà chẳng xem được gì đành phải “liều sang ngang” dẫm lên hoa cỏ để sang đường. Kết quả là nhiều chậu hoa đã “nát dưới chân giầy”.
buon-vui-o-duong-hoa-ham-nghi-hinh-anh-2
Một nghệ nhân trong đội thi công chế tác sản phẩm làm đẹp đường hoa trước ngày khai mạc 
buon-vui-o-duong-hoa-ham-nghi-hinh-anh-3
Đội vệ sinh công ích Q.1 đang làm việc giữa trưa nắng  
Nhớ lại đường hoa 17 tỉ lớn nhất của Đà Nẵng vào năm 2013 do cố chủ tịch Nguyễn Bá Thanh khởi xướng. Trước khi khai mạc đường hoa ông Nguyễn Bá Thanh cũng đã trực tiếp làm công tác tư tưởng với người dân về ý thức bảo vệ đường hoa rất kỹ. Đường hoa ở Đà Nẵng duy trì đến gần 20 ngày. Sau tết mới dở bỏ nhưng hoa vẫn con tươi nguyên. Lúc đó thành phố cho người dân chở về để dùng tiếp nếu như họ đến đó xin với BTC.Từ người già đến những em nhỏ không một ai chạm vào ngắt hoa hay có bất cứ hành động gì làm tổn hại đến đường hoa của thành phố. Không ai bảo ai mỗi người đều tự giác mà không cần lực lượng bảo vệ.
3. Đường hoa là nơi công cộng, nơi mọi người thưởng lãm và tham quan, nhưng nhiều người vô tư phì phèo thuốc lá, những ly cà phê, chai nước, mẫu tàn thuốc sau khi dùng xong họ “hồn nhiên” vứt lại trên đường, vứt lại bên những chùm hoa rất đẹp…
buon-vui-o-duong-hoa-ham-nghi-hinh-anh-8
 Vị trí này sẽ rất đẹp nếu như không có chiếc bao nilon của ai đó vừa bỏ lại
buon-vui-o-duong-hoa-ham-nghi-hinh-anh-10
 Mẫu bánh mỳ ăn còn thừa vứt lại bên một khóm hoa rất đẹp
buon-vui-o-duong-hoa-ham-nghi-hinh-anh-6
Ly nhưa sau khi uống xong vứt lại bên bãi cỏ 
buon-vui-o-duong-hoa-ham-nghi-hinh-anh-7
 Hộp sữa uống xong được để một cách vô tư dưới gốc mai
4. Xin chữ đầu năm là một tập tục văn hóa rất đẹp của người Việt. Qua nhiều thời kỳ xin chữ có thể ứng biến phù hợp. Ở đường hoa vẫn có những ông đồ sẵn sàng cho chữ người xin, nhưng xem chừng rất ít người đến xin bằng cái tâm thật sự. Ông đồ cũng được thương mại hóa rất nhiều. Chữ ở đây được bán và mua với nhiều giá khác nhau. Có nhiều bạn trẻ đến bên ông đồ cầm đại một câu liễn để chụp hình làm kiểu, sau đó trả lại cho ông đồ, thậm chí họ không hiểu ý nghĩa những chữ trên câu liễn đó có ý nghĩa gì. Chỉ cần có hình đẹp, ăn ảnh để post Facebook, để khoe là đủ.
buon-vui-o-duong-hoa-ham-nghi-hinh-anh-4
Ở đường hoa Hàm Nghi bố trí rất nhiều sọt rác. Liệu sau khi rời đi đôi nam thanh nữ tú này có mang những thứ mình vừa uống đến đó không ? 
buon-vui-o-duong-hoa-ham-nghi-hinh-anh-5
Một nhóm bạn trẻ khác với chai lọ sau lưng
5. Chụp hình là lưu giữ những khoảnh khắc đẹp, hạnh phúc, những điều mình thấy ý nghĩa. Nhiều người muốn có những tấm ảnh đẹp ở những góc ảnh đẹp họ không ngại dẫm lên bãi có xanh để tạo dáng…Đường sách phía cuối đường hoa cũng vậy.Một anh mặc áo dài khăn đóng đeo kính nhìn rất trí thức. Anh nhờ bạn chụp kiểu ảnh mình đang đọc sách, sau đó sách được trả lại. Sách cốt để đọc và cảm nhận, việc mua sách theo trào lưu chỉ cốt khoe có chữ kí của tác giả, hoặc chỉ mượn sách để chụp hình thì e rằng cái đẹp của văn hóa đọc mất đi khá nhiều ý nghĩa.
6. Của cho không bằng cách cho. Có một số nhân viên của ăn mặc đồng của một thương hiệu nào đó tặng sách cho người tham quan. Nhìn cái cách tặng sách thấy giống như "của bố thí" cho người đi đường. Đưa một tay, nói chống không, tặng vô tội vạ và không biết người được tặng có thích hay không, nhiều người miễn cưỡng cầm sách chỉ vì nó “miễn phí”. Tuy vậy không phải là vô ích. một chị công nhân ở Hóc Môn, ba mất sớm, phải nghỉ học làm công nhân may mặc. Được tặng sách chị thích sách lắm. Nhìn cái cách chị nâng niu cuốn sách là hiểu ngay chị quý đến nhường nào.
7. Khi tiếp xúc lực lượng bảo vệ đường hoa mới vỡ ra một lẽ. Đa số trong số họ là sinh viên không về quê ăn Tết được phải làm thời vụ kiếm thêm tiền phụ việc học. Những người bảo vệ phải làm việc một ca đến 12 tiếng. Bảo vệ không được ngồi chỉ đứng canh chừng, hướng dẫn người tham quan chấp hành đúng quy định của đường hoa một cách tốt nhất.
Buon vui o duong hoa Ham Nghi
Chai lọ sau khi uống xong được người dùng "hồn nhiên vô tư" treo lại ngay lối ra vào 
Đường hoa Hàm Nghi sẽ phục vụ khách tham đến 22 giờ 00' ngày 22 tháng 02 năm 2015 (Mùng 4 Tết). Hi vọng từ nay đến thời điểm bế mạc đường hoa sẽ không còn “chịu trận” như những ngày vừa qua.
Bài & ảnh: TIỂU VŨ ( Một Thế Giới)

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây