Vụ án Aquafeed Cửu Long: Ủy ban Tư pháp Quốc hội chuyển đơn của bị cáo tới Chánh án TAND Tối cao

Chủ nhật - 04/06/2023 08:06
Ngày 05/5/2023, Ủy ban Tư pháp có văn bản số 2083/UBTP15 gửi Chánh án TAND Tối cao về việc giải quyết đơn của ông Nguyễn Hữu Lộc ở tỉnh Trà Vinh...
Hóa đơn giá trị gia tăng (bị cáo cung cấp) và Hóa đơn bản gốc nhưng khi gửi đi giám định lại là hóa đơn photo
Hóa đơn giá trị gia tăng (bị cáo cung cấp) và Hóa đơn bản gốc nhưng khi gửi đi giám định lại là hóa đơn photo

Trước đó Pháp luật Plus đã đưa tin; Ngày 26/5/2023, TAND Cấp cao thành phố HCM xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm về cho vay trong lĩnh vực ngân hàng”.

Các bị cáo gồm Nguyễn Hữu Lộc, Đỗ Thái Hòa, Nguyễn Hồng Nam, Bùi Thị Tuyết Mai, Trần Vũ Dũng bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cả 4 bị cáo nói trên đều thuộc Công ty cổ phần Aquafeed Cửu Long, riêng bị cáo Bùi Thị Tuyết Mai thuộc Công ty CP Công nghiệp Thuỷ sản và ba bị cáo nguyên là cán bộ Agribank Trà Vinh gồm Nguyễn Văn Trực, Nguyễn Quốc Hoàn, Cao Văn Phong bị xét xử về tội Vi phạm quy định về cho vay...

toa.jpg

Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm ngày 26/5/2023.

Tại phiên tòa này đã và đang gây nhiều tranh cãi cho các bị cáo về phần định tội cũng như sự không minh bạch trong điều tra, truy tố, xét xử.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì Công ty Cổ phần là một loại pháp nhân thương mại (không phải doanh nghiệp tư nhân) thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tại phiên tòa các Luật sư (LS) nêu; việc mất hơn 300 bút lục là điều bất thường và không thể chấp nhận được.

Về nội dung này, ông Nguyễn Châu Hoan- nguyên Thẩm phán TAND Tối cao cho hay: “…Có những vụ án chỉ cần mất một bút lục cũng có thể làm thay đổi kết quả giải quyết vụ án.

Việc cơ quan tiến hành tố tụng đã xác nhận trong hồ sơ vụ án đang giải quyết bị mất hơn 300 bút lục nhưng chưa làm rõ các bút lục bị mất là những bút lục nào, có nội dung gì, có liên quan và ảnh hưởng đến nội dung và kết quả giải quyết vụ án không…?

Tuy nhiên, nếu cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm rõ những vấn đề trên, không trả hồ sơ để làm rõ hoặc điều tra bổ sung, vẫn tiếp tục giải quyết vụ án và cho rằng việc mất 300 bút lục không làm ảnh hưởng đến nội dung và kết quả giải quyết vụ án như báo chí đã đưa tin là sai lầm, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án”- ông Hoan phân tích.

Là người bào chữa cho các bị cáo, ông Hà Văn Thượng - nguyên Thẩm phán TAND Tối cao viện dẫn: “Đã có hành vi vi phạm tố tụng, làm sai lệch hồ sơ vụ án về việc rút các tài liệu là báo cáo kiểm toán của công ty có mức lợi nhuận 6,2 tỷ theo biên bản thu thập tại bút lục 7401 và tạo chứng cứ không hợp pháp là báo cáo kiểm toán lỗ 30 tỷ đưa vào trại giam cho bị cáo Đỗ Thái Hoà ký (ký báo cáo kiểm toán trong trại giam) chức danh kế toán trưởng khi đã nghỉ việc nhằm buộc tội các bị cáo của CQCSĐT, Công an tỉnh Trà Vinh”.

z4394626321606_753ccff68bab9f6d62a64fe8d1cecaa3

Hóa đơn giá trị gia tăng (Bị cáo cung cấp).

z4394630739609_3b6bc29eb3876fe3bcbd721b8e99d512

Hóa đơn bản gốc nhưng khi gửi đi giám định lại là hóa đơn photo. 

Cấp sơ thẩm cáo buộc “Công ty Cổ phần Aquafeed Cửu Long sử dụng 50 hóa đơn khống làm chứng từ để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Trà Vinh giải ngân”.

Đối với cáo buộc hoá đơn khống, hóa đơn photo: Theo nguyên tắc hạch toán kế toán, thì các công ty có hàng tồn kho mới xuất được hóa đơn tài chính, từ đó xác định là các hợp đồng có hàng hoá, không phải khống.

“Các hóa đơn tài chính có trong hồ sơ vụ án liên quan đến các hợp đồng mua bán giữa các công ty đều là bản chính, có báo cáo thuế đầy đủ.

Tại Bảng kê tài liệu giám định số 01 và 02 (Bút lục: 4502;4503;4504) kết luận các hóa đơn tài chính là “Hóa đơn khống, photo’’ trong khi đó hồ sơ vụ án là bản chính ( Kèm danh mục bút lục các hóa đơn bản chính).

Đơn cử: BL 3113; 3114; 3244; 3286……cho thấy hoặc Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Trà Vinh đã không đưa bản chính hóa đơn để giám định hoặc Cơ quan giám định đã kết luận sai với bản chất hồ sơ vụ án dẫn đến oan sai cho các bị cáo.”- ông Hà Văn Thượng khẳng định nội dung trên tại tòa phúc thẩm 26/5/2023.

Không chỉ các LS, nguyên là thẩm phán Tòa Tối cao mà ngay trong văn bản của Cơ quan cảnh sát điều tra cũng thể hiện rõ: không chứng minh được hành vi chiếm đoạt của các bị cáo.

Cty Bien Tay 3

Cụ thể, Công văn số 298 của Công an tỉnh Trà Vinh phản hồi về quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, nội dung: “Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh yêu cầu điều tra về ý thức chiếm đoạt và chiếm đoạt tài sản của từng bị can cũng như làm rõ một số vấn đề khác.

Tất cá các yêu cầu này, Cơ quan điều tra đã có điều tra nhưng không chứng minh được ý thức chiếm đoạt của từng bị can và đã kết luận điều tra gửi VKSND tỉnh Trà Vinh.

Đến nay không có tình tiết phát sinh mới vì vậy, CQCSĐT Công an tỉnh Trà Vinh không tiếp nhận hồ sơ theo quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của VKSND tỉnh Trà Vinh…”.

Như vậy, cả CQCSĐT, Công an tỉnh Trà Vinh và đại diện Viện Kiểm sát tại phiên toà sơ thẩm đã phải thừa nhận: Chúng tôi nêu rõ là không chứng minh được các bị cáo nào bỏ túi 1 đồng 1 cắc bạc nào trong số tiền 54 tỷ cả, vấn đề này đã nêu rõ trong phần điều tra cũng như Cáo trạng” .

Chủ toạ phiên toà cũng khẳng định: “ Bị cáo đặt ra vấn đề không chiếm đoạt cá nhân ngay cả các vị Luật sư cũng đặt ra các bị cáo có chiếm đoạt cá nhân hay không thì Kiểm sát viên đã trả lời rất nhiều ý kiến của vị Luật sư là các bị cáo không hề chiếm đoạt cá nhân một đồng nào. Đó là lời khẳng định của Kiểm sát viên tại phiên tòa”. 

Dư luận đặt câu hỏi, không chiếm đoạt tài sản tại sao vẫn bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Ngày 11/12/2018, TAND Cấp Cao thành phố HCM đã tuyên hủy án sơ thẩm.

Trong khi chưa có kết luận điều tra thì TAND Tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm số 691/2018/HSPT ngày 11/12/2018 của TAND Cấp cao thành phố HCM.

Phải chăng vì những tranh cãi và mâu thuẫn nêu trên mà bị cáo Nguyễn Hữu Lộc phải gửi đơn kêu cứu tới Ủy ban Tư pháp Quốc hội, dưới đây là phản hồi của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về vụ án.

 “…Ngày 05/5/2023, Ủy ban Tư pháp có văn bản số 2083/UBTP15 gửi Chánh án TAND Tối cao về việc giải quyết đơn của ông Nguyễn Hữu Lộc ở tỉnh Trà Vinh: Nội dung đơn khiếu nại quyết định giám đốc thẩm số 06/2021/HS-GĐT ngày 03/3/2021 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.

Theo đơn, ông Nguyễn Hữu Lộc cho rằng ngày 09/12/2019, Chánh án TAND Tối cao đã ban hành quyết định số 11/2019/KN-HS kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 691/2018/HSPT ngày 11/12/2018 của TAND Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, cho đến ngày 03/3/2021, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mới mở phiên tòa Giám đốc thẩm là vi phạm thời hạn quy định tại Điều 385 Bộ Luật tố tụng hình sự.

Ông Nguyễn Hữu Lộc cũng đề nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc xét xử phúc thẩm lần 2 đối với vụ án hình sự phải đảm bảo tính công khai, công bằng, đúng pháp luật nhằm tránh oan sai…”.

Ngày 6/6/2023, TAND Cấp cao thành phố HCM tuyên án đối với 8 bị cáo nêu trên.

Pháp luật Plus tiếp tục đưa tin về ngày tuyên án./.

Ông Lê Hồng Thanh, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao cho hay: “Trong một vụ án để mất hơn 300 bút lục thì đó là vi phạm về tố tụng, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên giữa vi phạm và tội phạm có một khoảng cách nhất định.

Nếu việc mất bút lục (hoặc tài liệu), trong trường hợp do cố ý dẫn đến làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc thì đó là dấu hiệu của “Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc” quy định tại Điều 375 BLHS. Cũng trong trường hợp do cố ý, nhưng việc mất bút lục (hoặc tài liệu) không làm thay đổi nội dung vụ án, vụ việc thì không cấu thành tội phạm này, mà có thể cấu thành các tội phạm khác, tuỳ theo động cơ, mục đích của tội phạm, tuỳ theo hậu quả thiệt hại xảy ra (như “Tội cố ý làm lộ bí mật công tác”, “Tội nhận hối lộ”, “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Tội giả mạo trong công tác”…). Các hành vi nêu trên thuộc thẩm quyền điều tra, xử lý của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.

Nếu do vô ý hoặc cẩu thả làm mất các bút lục (hoặc tài liệu) của vụ án, vụ việc (không cố ý); nhưng việc mất bút lục (hoặc tài liệu) đó làm chết người, gây thương tích cho người khác (61% trở lên cho 01 người…) hoặc gây thiệt hại về tài sản từ một trăm triệu đồng trở lên, thì bị truy cứu TNHS về “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 360 BLHS. Các hành vi này cũng thuộc thẩm quyền điều tra, xử lý của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.

Việc xem xét, xử lý, giải quyết các vi phạm trên, trước hết thuộc về lãnh đạo các cơ quan tư pháp có cán bộ vi phạm; bên cạnh đó là hoạt động kiểm sát của VKSND cùng cấp đối với từng lĩnh vực (cấp) tư pháp đó. Nếu vi phạm đến mức là tội phạm (như đề cập trên) thì thuộc thẩm quyền điều tra, xử lý của Cơ quan điều tra VKSND tối cao".

(Theo Pháp Luật Plus)

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây