Tỉnh Hậu Giang lần đầu đăng cai Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL

Thứ ba - 05/07/2016 11:29
Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (MDEC) được Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ban ngành Trung ương, UBND TP.HCM và UBND 13 tỉnh, thành vùng Tây Nam bộ tổ chức theo Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Diễn đàn MDEC sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia từ hội chợ, du lịch, xây dựng thương hiệu nông sản…
Diễn đàn MDEC sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia từ hội chợ, du lịch, xây dựng thương hiệu nông sản…
MDEC năm 2016 được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang với chủ đề: “ĐBSCL - Chủ động hội nhập và phát triển bền vững” gồm 7 sự kiện chính và các hoạt động kết hợp, thời gian từ ngày 11 đến 15/7/2016.

Đây là hoạt động liên kết mở nhằm tăng cường tính hợp tác và liên kết giữa các địa phương trong vùng; giữa ĐBSCL với các bộ, ngành Trung ương; giữa ĐBSCL với các vùng, địa phương trong nước, quốc tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và đối ngoại, phát huy tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của vùng.

Nội dung diễn đàn năm nay nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác đầu tư với các địa phương trong nước và quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa cho vùng ĐBSCL, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tiễn sản xuất, đời sống của nhân dân, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các tỉnh, thành Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, huy động các nguồn lực thực hiện công tác an sinh xã hội, đầu tư xây dựng một số công trình phúc lợi xã hội cho vùng ĐBSCL, nhất là tỉnh Hậu Giang (địa phương đăng cai tổ chức MDEC).

Điểm qua những hiệu quả kinh tế từ diễn đàn quy mô này cũng như hoạt động thu hút doanh nghiệp tham gia từ hội chợ, du lịch, xây dựng thương hiệu nông sản…

1. Hiệu quả về kinh tế

- Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện những giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL.

- Thúc đẩy liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhất là các mặt hàng chủ lực như: Lúa, gạo, trái cây, tôm cá, tạo sự thống nhất chuỗi ngành hàng từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa nông nghiệp; phối hợp giữa các địa phương xây dựng thương hiệu chung cho các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL; giới thiệu công nghệ kỹ thuật cao sản xuất, chế biến nông sản.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của vùng đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tăng cường hợp tác kinh tế, các chương trình hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong vùng với nhau, với các địa phương trong cả nước, với các bộ, ngành Trung ương.

2. Hiệu quả về chính trị

Đây là môi trường tốt để tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Xây dựng được mối liên kết giữa các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; giữa vùng và các địa phương trong cả nước; giữa vùng với các tổ chức quốc tế… nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để phát huy tiềm năng của vùng trên nhiều lĩnh vực.

3. Hiệu quả về xã hội 

MDEC - Hậu Giang 2016 với chủ đề “Đồng bằng sông Cửu Long - chủ động hội nhập và phát triển bền vững” còn có hoạt động công bố quỹ an sinh xã hội, vinh danh các đơn vị ủng hộ quỹ an sinh xã hội vùng Tây Nam Bộ và tỉnh Hậu Giang năm 2016 mang ý nghĩa tôn vinh, tri ân các mạnh thường quân đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân trong tỉnh.

Hội thảo khoa học và ghi nhận công lao đóng góp của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và nông dân - những người đã cống hiến sức lao động và trí tuệ để làm ra hạt lúa - gạo trong nhiều thập niên qua, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp - nông dân và nông thôn Việt Nam bền vững, hiện đại.


Ông Trần Công Chánh - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang - trà lời báo chí

Ông Trần Công Chánh – Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang đã có những chia sẻ chi tiết về công tác chuẩn bị của Hậu Giang khi lần đầu tiên đăng cai tổ chức diễn đàn:

Là địa phương lần đầu tiên đăng cai tổ chức “Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long”, Hậu Giang đã có những bước chuẩn bị cụ thể nào để thu hút mạnh mẽ đội ngũ doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia?

- Ông Trần Công Chánh: Về hội chợ, Hậu Giang tổ chức Hội chợ, triển lãm dành cho các doanh nghiệp với quy mô 1000 gian hàng; Tổ chức các hội nghị, hội thảo (theo chương trình tổng thể của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và kế hoạch của Ban Tổ chức Diễn đàn); Xúc tiến đầu tư thương mại với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Hội chợ lần này các địa phương ĐBSCL mang đến những sản phẩm đặc thù nào? và có những hoạt động nào nhằm tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng? 

- Những sản phẩm đặc thù của Hội chợ lần này, bao gồm:
+ Các sản phẩm nông nghiệp đặc sản của vùng: gạo, trái cây, thủy sản
+ Sản phẩm công nghiệp chế biến; đường, nước uống đóng chai, đồ hộp,..
+ Thiết bị điện tử, cơ khí, trang trí nội thất, dệt may, thủ công mỹ nghệ,…

Nói chung, sản phẩm trưng bày lần này là đa dạng, phong phú từ nông nghiệp cho đến công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Vì ngoài những doanh nghiệp trong nước, còn có thêm sự tham gia trưng bày sản phẩm của các viện, trường, tổng lãnh sự quán một số nước.

- Một số hoạt động tăng cường liên kết
+ Xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư
+ Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển
+ Giới thiệu quảng bá các sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu.
+ Mở rộng thị trường,…


Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, nhất là khi VN tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cùng hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, vấn đề nâng cao giá trị nông sản VN, đặc biệt là việc xây dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu được Hậu Giang và các tỉnh ĐBSCL chú trọng như thế nào?

- Thời gian qua, tỉnh rất chú trọng việc này. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 10/10 nông sản chủ lực của tỉnh được chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa nông sản, gồm: Bưởi năm roi Phú Thành Hậu Giang; Cam sành Ngã Bảy; Chanh không hạt Hậu Giang; Lúa Hậu Giang 2; Cá rô Hậu Giang; Quýt đường Long Trị; Cá thát lát Hậu Giang; Khóm Cầu đúc Hậu Giang; Xoài cát Hậu Giang; Cam xoàn Phụng Hiệp. Trong đó, 03 nông sản (cam sành, khóm và cá thát lát) đã phát triển thành thương hiệu khá nổi tiếng.

Để chuẩn bị cho TPP, diễn đàn "Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long - Hậu Giang 2016" cần tập trung những gì? Chúng tôi đã đặt ra rất nhiều câu hỏi cho chính mình như vậy. Chúng ta đều biết, hiện nay  thị trường bán lẻ đang bị các tập đoàn kinh tế nước ngoài chi phối và cạnh tranh thị phần gay gắt. Hiện tại hàng hóa, nông sản lúa gạo của chúng ta chưa có đầu ra , trong khi hàng ngoại nhập thì tràn ngập thị trường.  Sức cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ sản phẩm của chúng ta chưa đủ mạnh.  Nếu làm chưa tốt việc này, chúng ta sẽ gặp vô vàn khó khăn.
Có một chuyên gia Nhật Bản đã nói với chúng tôi rằng “Lúa gạo của các anh nhiều quá, nhưng chỉ có xuất khẩu không thôi thì hiệu quả kinh tế không cao! Trong khi từ lúa gạo của các anh, người Nhật chúng tôi có thể làm ra được 30 loại sản phẩm khác nhau". Đây là một bài học cạnh tranh mà chúng tôi đang nghiên cứu và học hỏi các phương pháp kinh doanh.
 
H.S. thực hiện

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây